Tận dụng tốt FTA thế hệ mới để tăng thu hút FDI
Vượt qua thách thức mới để tận dụng ưu đãi của các FTA | |
“Bộ lọc” để thu hút các dự án FDI chất lượng |
TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. |
Trong bối cảnh dịch Covid-19 và sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu, hiện đang diễn ra xu hướng dịch chuyển nguồn vốn FDI. Xin ông chia sẻ rõ hơn về xu hướng này?
Vài năm gần đây, xu hướng FDI có thay đổi đáng kể dưới tác động của những nhân tố rất quan trọng mang tính toàn cầu. Đó là chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, đại dịch Covid-19 và xung đột Nga-Ukraine, khủng hoảng năng lượng.
Trước hết, vị thế đứng đầu vẫn là FDI vào lĩnh vực phát triển bền vững, điển hình là các dự án FDI cho năng lượng tái tạo, tăng trưởng xanh. Có thể thấy, xu hướng FDI vào lĩnh vực phát triển bền vững đã hình thành từ trước. Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu, xung đột Nga-Ukraine, xu hướng này có thể gặp khó khăn.
Nhóm FDI thứ hai chiếm vị thế quan trọng trong thời gian gần đây là kinh tế số. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, tác động của Covid-19 khiến đứt gãy chuỗi cung ứng, liên quan mạnh đến lĩnh vực này, nhất là liên quan đến chip hoặc bán dẫn.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): 10 tháng năm 2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 22,46 tỷ USD, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2021. Về thực hiện, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 17,45 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2021. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 12,9 tỷ USD, chiếm 57,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. |
Xu hướng FDI thứ ba là các DN có sự dịch chuyển toàn cầu, định vị lại vị trí đầu tư. Họ dịch chuyển về những thị trường tiêu thụ các lĩnh vực điện tử như trở về Mỹ, EU hay Nhật Bản; đồng thời cũng dịch về những nơi đầu tư lớn nhất là Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc. Xét về lãnh thổ, châu Á-Thái Bình Dương hiện vẫn là khu vực có FDI lớn nhất. Ấn Độ đã lần đầu tiên vượt lên Trung Quốc để trở thành nước nhận FDI lớn nhất vì Trung Quốc có sự tác động từ đại dịch Covid-19 và họ duy trì rất lâu chiến lược “Zero Covid”.
Trong xu hướng dịch chuyển nguồn vốn FDI, cơ hội của Việt Nam như thế nào, thưa ông?
FDI vào một quốc gia theo 4 động lực chính gồm: FDI vào để nâng cao hiệu quả đầu tư với điều kiện đầu tư trong nước không còn hiệu quả; khai thác thị trường hiện tại; khai thác tài nguyên; khai thác, tìm kiếm, chiếm lấy những tài sản chiến lược. Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi gia tăng cơ hội thu hút FDI và FDI vào Việt Nam thuộc 2 dạng đầu tiên.
Việt Nam là thị trường dân số tương đối trẻ, cũng là nước duy nhất có dân số đông lại tham gia vào 15 FTA. Điều đó giúp FDI nước ngoài vào Việt Nam đồng thời có thể chiếm lĩnh được thị trường toàn cầu, nhất là dưới tác động tích cực của các FTA thế hệ mới. Ngoài ra, Việt Nam chủ yếu có mức nhân công và giá thuê đất tương đối rẻ. Bên cạnh đó, môi trường chính trị, kể cả vị trí địa kinh tế của Việt Nam cũng rất thuận lợi. Việt Nam cận kề Trung Quốc là thị trường lớn, việc vận chuyển logistics cũng không bị gián đoạn lớn.
Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, theo ông đâu là những tồn tại, bất cập nổi cộm hiện nay ảnh hưởng tới khả năng thu hút FDI của Việt Nam?
Bất lợi dễ thấy trong thu hút FDI của Việt Nam là kết cấu hạ tầng chưa đủ tốt bằng khu vực, đồng thời chất lượng nguồn nhân lực chưa tốt. DN công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa đủ sức để khi DN FDI đầu tư vào có thể hợp tác, phối kết hợp nâng cao hiệu quả, tăng tính chủ động cho DN FDI, nhất là trong bối cảnh có những bất định, xung đột địa chính trị toàn cầu như hiện nay.
Để có thể kết nối với DN FDI, DN trong nước cần đáp ứng những yêu cầu nhất định. Tuy nhiên, bất cập là DN trong nước có mức giá cả chưa được cạnh tranh, chất lượng hàng hoá chưa đủ tốt, đồng thời còn hạn chế năng lực giao hàng đúng thời điểm. Sâu xa hơn phải khẳng định, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn rất yếu kém, phần lớn các lĩnh vực không đạt được hiệu quả mong muốn. Bên cạnh đó, hiện Việt Nam chưa thiết kế được các nhóm chính sách để thúc đẩy mối liên kết giữa DN trong nước và DN FDI.
Việt Nam đang phải cạnh tranh với nhiều quốc gia khác trong cuộc đua đón dòng vốn từ các công ty đa quốc gia. Việt Nam cần làm gì để vượt lên trong cuộc đua này, thưa ông?
Việc cần làm có nhiều nhưng để có tính đột phá, trước hết Việt Nam phải khai thác tốt hơn nữa vị trí địa chính trị, địa kinh tế. Thứ hai, Việt Nam cần tận dụng tốt các FTA thế hệ mới, đồng thời duy trì sự ổn định chính trị.
Về lâu dài, Việt Nam phải phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đáng chú ý, trong khâu thiết kế chính sách, cần có chính sách nhằm kết nối trực diện giữa 2 khu vực là DN FDI và DN nội địa. Đây là điều từ trước tới nay Việt Nam chưa có. Trong khi đó, quốc tế có những kinh nghiệm rất hay, ví dụ như có thể có những hỗ trợ để từng nhóm DN nhỏ và vừa của Việt Nam kết nối với nhóm DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Cũng phải nói thêm rằng, có vấn đề điều chỉnh chính sách mang tính căn cơ trong thu hút FDI Việt Nam đã làm nhưng chưa đạt hiệu quả như mong đợi, cần tiếp tục cải thiện thời gian tới là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Có nhiều trường hợp các tỉnh chỉ cách nhau 1-2km nhưng nơi nào có chất lượng nguồn nhân lực tốt hơn, thu hút FDI tốt hơn hẳn.
Yếu tố quan trọng khác còn là làm sao để thu hút được DN FDI thông quan liên doanh nhiều hơn. Đường hướng chiến lược trong thu hút FDI thời gian tới là tham gia tích cực Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong việc Việt Nam phát triển kinh tế số, hồi phục chuỗi cung ứng cũng như các vấn đề liên quan đến kinh tế xanh. Quan trọng hơn là khi tham gia Việt Nam có những đồng minh rất mạnh cả về kinh tế, chính trị. Tất cả giúp Việt Nam có vị thế vững mạnh hơn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
15:29 | 28/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 21 tấn dừa tươi đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II, Móng Cái
19:32 | 25/10/2024 Hải quan
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK