Dệt may Việt Nam nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa
Dệt may Việt Nam cần đi nhanh hơn nếu không muốn bị soán ngôi Sản xuất xanh là tương lai của ngành dệt may Việt Nam Hàng loạt công nghệ, thiết bị hàng đầu thế giới đổ dồn về ngành dệt may Việt Nam |
![]() |
Vải, sợi làm từ cây gai xanh - một trong những nguyên liệu bền vững mà ngành dệt may Việt Nam đang tập trung phát triển. Ảnh: N.H |
Từng bước tăng tính tự chủ
Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2022 đã đề ra mục tiêu nâng tỷ lệ nội địa hóa đạt 51-55% nhu cầu cho giai đoạn 2021-2025 và 56-60% nhu cầu cho giai đoạn 2026-2030. Tuy nhiên, theo Vitas, hiện sản xuất vải trong nước mới chỉ đạt sản lượng khoảng 2,3 tỷ mét/năm, đáp ứng 25-30% nhu cầu. Dù đã nỗ lực giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn phải phụ thuộc khoảng 60% nguyên phụ liệu nhập khẩu của nước ngoài. Việc chưa tự chủ được nguồn cung nguyên liệu khiến các doanh nghiệp (DN) chưa thể khai thác triệt để các lợi thế của ngành.
Trong những năm gần đây, Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Với thuế suất giảm dần về 0%, các FTA này tạo điều kiện cho các DN dệt may Việt Nam mở rộng thêm thị trường xuất khẩu bên cạnh các thị trường truyền thống, có nhiều cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng quốc tế. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế quan, các DN phải đáp ứng quy tắc xuất xứ theo từng FTA, chẳng hạn với CPTPP là quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, với EVFTA là "từ vải trở đi”. Do vậy, nếu không sản xuất được nguyên phụ liệu, đáp ứng yêu cầu xuất xứ, ngành dệt may sẽ không được hưởng lợi từ các FTA và tiếp tục phải gia công với giá trị gia tăng thấp.
Định hướng của ngành dệt may là tận dụng lợi ích từ các FTA, lấp dần khoảng trống do phần cung thiếu hụt, chuyển dần trọng tâm sang phát triển bền vững, gia tăng giá trị sản phẩm, gia tăng hàm lượng sáng tạo. Qua đó, từng bước vươn lên thứ hạng cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Cuối tháng 3 vừa qua, Công ty TNHH SAB Việt Nam thuộc Tập đoàn Weixing đã tổ chức lễ khánh thành nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam tại KCN Bỉm Sơn (Thanh Hóa). Giai đoạn đầu, nhà máy chủ yếu sản xuất các loại khóa kéo, phụ kiện phần cứng và hợp kim. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cho biết, ngoài nhà máy SAB, từ năm 2023 đến nay nhiều dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may đã được khởi công, đi vào hoạt động tại Việt Nam. “Hàng loạt nhà sản xuất vải, chỉ hàng đầu thế giới đã đầu tư tại Việt Nam. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn đặc biệt của ngành dệt may Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài” – ông Giang cho hay.
Theo ông Giang, các dự án đầu tư FDI về nguyên phụ liệu khi đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu rất lớn, giúp dệt may Việt Nam chủ động phụ liệu trong nước, chủ động được thời gian, giảm chi phí vận chuyển… so với nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này cũng góp phần giảm phần cung thiếu hụt, giảm nhập khẩu, tăng thặng dư về thương mại xuất khẩu cho ngành dệt may.
Bên cạnh các dự án FDI mới, nhiều DN trong nước cũng đang nỗ lực hoàn thiện chuỗi cung ứng để tăng tính tự chủ về nguyên liệu. Điển hình như Công ty CP Dệt may - Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM) đã xây dựng được quy trình khép kín từ sợi – đan/dệt – nhuộm – may. Việc chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào từ sợi - vải đã mang lại cho TCM lợi thế cạnh tranh cũng như hưởng các lợi thế ưu đãi về thuế quan từ các FTA như CPTPP, EVFTA… Ngoài ra, các sản phẩm sợi tự nhiên, sợi tái chế... cũng đang được nhiều DN nghiên cứu, đầu tư, phát triển.
Cần hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách
Dù đã có nhiều bước tiến đáng kể, song ông Vũ Đức Giang cho rằng vẫn còn rất nhiều việc phải làm để ngành dệt may đạt được mục tiêu về tỷ lệ nội địa hóa đề ra trong Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.
Ngành dệt may đang có sự mất cân đối giữa các công đoạn sản xuất. Hai khâu ở đầu và cuối chuỗi là sợi và may có quy mô phát triển rất lớn, trong khi dệt và nhuộm vẫn là nút thắt trong nhiều năm qua của dệt may. Hạ tầng cho khâu dệt nhuộm và sản xuất vải còn hạn chế, chưa có quy hoạch không gian phát triển và xử lý nước thải có tập trung. Một số địa phương từ chối các dự án dệt nhuộm, cho rằng ngành dệt nhuộm gây ô nhiễm, dù nhà đầu tư khẳng định sẽ sử dụng công nghệ xử lý hiện đại, không tác động xấu đến môi trường.
Một trong những nguyên nhân là do các chính sách được ban hành chưa đủ mạnh, chưa tương xứng với quy mô và vai trò của ngành. Nhà nước có một số chính sách ưu đãi cho ngành dệt may, nhưng một thời gian dài mang tính dàn trải, không tập trung vào những công đoạn thực sự khó khăn, phức tạp (như dệt, nhuộm hoàn tất, công nghiệp phụ trợ…).
Do đó, Vitas kiến nghị Chính phủ và các cơ quan nhà nước ban hành cơ chế, các chính sách nhằm tháo gỡ giảm chi phí cho cộng đồng DN, xây dựng chính sách chế độ thuận lợi cho hoạt động và phát triển của DN trong ngành, các chính sách hỗ trợ phát triển năng lực cạnh tranh cho công nghiệp dệt may. Trong đó chủ yếu là các chính sách hỗ trợ về tín dụng, nghiên cứu và phát triển (R&D), đào tạo nguồn nhân lực, chính sách khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ sạch trong ngành dệt may.
Vitas cũng đã đề xuất chương trình cụ thể để triển khai Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; kiến nghị Bộ Công Thương, các địa phương xây dựng các tổ hợp, các KCN dệt may lớn tại một số địa phương có đủ điều kiện, có hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đảm bảo tính bền vững và an toàn cho môi trường, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của pháp luật.
Bên cạnh đó, Vitas cũng liên tục cập nhật, giới thiệu các chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ sản xuất dệt, nhuộm, cho các đối tác nước ngoài; ưu đãi, khuyến khích DN đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ mới giảm tiêu hao năng lượng, tái sử dụng nước xả thải. Theo đó, chỉ thu hút các dự án đầu tư dệt nhuộm công nghệ cao, đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, tuân thủ các tiêu chuẩn về lao động, môi trường.
Tin liên quan

Sản phẩm Việt - Làm đúng để chinh phục thị trường
14:07 | 25/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Sẵn sàng để hộ kinh doanh áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
16:33 | 24/04/2025 Thuế

Hải quan khu vực XII gắn kết, hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình mới
20:14 | 23/04/2025 Hải quan

SIC Tech Day 2025: Lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ
11:09 | 25/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

GLC Group - hợp tác cùng toả sáng
09:46 | 25/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Hơn 10.000 nhà mua hàng, đại lý tìm nguồn cung và nhà bán lẻ tại Việt Nam
15:49 | 24/04/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel Post đặt mục tiêu tăng trưởng 33,4% dịch vụ lõi trong năm 2025
10:25 | 24/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Viettel AI làm chủ phương pháp mở rộng quy mô AI gấp 5 lần
12:05 | 23/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Vedan Việt Nam trao tặng nhà Đại đoàn kết
10:33 | 23/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường trong nước –“phao cứu sinh” khi xuất khẩu gặp khó
21:18 | 22/04/2025 Nhịp sống thị trường

Giá rao bán chung cư tại TP.HCM tiếp tục đà tăng
15:48 | 22/04/2025 Nhịp sống thị trường

Sapo Enterprise xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
14:45 | 22/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Vinamilk & quỹ sữa dành tặng 500.000 hộp sữa đến trẻ em nhân dịp 50 năm Thống nhất đất nước
09:58 | 22/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

TP.HCM: Giao dịch bất động sản giảm 46% theo quý
09:54 | 22/04/2025 Nhịp sống thị trường

Bất động sản Trung Trung Bộ tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực
15:59 | 21/04/2025 Nhịp sống thị trường

TPHCM mở phiên chợ Xanh - Tử tế
16:01 | 19/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hải quan kiểm soát chặt nguồn nguyên liệu đầu vào trước nguy cơ Mỹ áp thuế

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn sửa đổi gì

Sản phẩm Việt - Làm đúng để chinh phục thị trường

Sửa đổi 7 luật lĩnh vực tài chính, đầu tư

Chi cục Thuế Khu vực I: đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử tới hộ kinh doanh

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

Hải quan kiểm soát chặt nguồn nguyên liệu đầu vào trước nguy cơ Mỹ áp thuế

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn sửa đổi gì

Sửa đổi 7 luật lĩnh vực tài chính, đầu tư

Chi cục Thuế Khu vực I: đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử tới hộ kinh doanh

Kê khai khoản chiết khấu theo sản lượng mua bán

Hải quan khu vực III thu ngân sách vượt kịch bản

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

Ô tô Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam

Sơn La rà soát quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả xuất khẩu

Bắc Giang hợp tác tiêu thụ vải thiều

Một doanh nghiệp hủy đơn hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ trị giá gần 1 triệu USD

Hạt gạo xứ Thanh chính danh “xuất ngoại”

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai bắt giữ vụ vận chuyển trái phép than cám

Hình ảnh 4 vụ bắt giữ vàng, ma túy do Hải quan tham gia triệt phá

Quảng Ninh: Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm công nghệ cao, ma túy, buôn lậu

Hải quan triển khai kế hoạch kiểm soát ma túy, tiền chất năm 2025

Hiện đại hóa công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Cục Hải quan thông tin về 4 vụ bắt giữ vàng và ma túy trong tháng 4

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào kho ngoại quan sau đó xuất bán sang nước thứ ba

Tăng thuế - biện pháp hiệu quả nhất để giảm tiêu dùng thuốc lá

Thủ tục hải quan đối với hóa chất xuất nhập khẩu

Xử lý thuế đối với trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán

Đề xuất hàng hóa từ 5 triệu đồng phải chuyển khoản mới được khấu trừ thuế
