Sản xuất xanh là tương lai của ngành dệt may Việt Nam
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam |
Xin ông chia sẻ về định hướng xanh hoá và phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Tình hình chuyển đổi sang sản xuất xanh của các DN trong ngành hiện ra sao?
Xanh hoá và phát triển bền vững là xu thế tất yếu của thị trường. Nếu không bắt kịp xu thế này thì các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết sẽ không mang lại hiệu quả cho ngành dệt may Việt Nam nói chung cũng như cho từng DN, thậm chí các DN có thể sẽ bị mất dần đơn hàng vào tay các nước đối thủ.
Định hướng xanh hoá và phát triển bền vững đã được đề ra trong dự thảo Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035. Trên cơ sở đó, mỗi DN sẽ có giải pháp riêng để bắt kịp xu thế cũng như những đòi hỏi của các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Để đạt được mục tiêu này thì không có con đường nào khác là cộng đồng các DN, đứng đầu là vai trò của Hiệp hội dệt may Việt Nam phải xây dựng những giải pháp và đưa ra những đòi hỏi từ các nhãn hàng, các nhà nhập khẩu, để từ đó các DN chủ động, thích ứng được với việc đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng, cũng như đầu tư vào con người để đáp ứng yêu cầu đó. Thời gian tới, mỗi doanh nghiệp phải đưa ra cho mình một lộ trình theo từng năm để bắt kịp xu thế.
Tại Việt Nam hiện đã có rất nhiều doanh nghiệp đạt được chuẩn mực về xanh hoá và phát triển bền vững. Đơn cử như Công ty CP May Tân Đệ ở tỉnh Thái Bình. Khi đến DN này, nhìn từ bên ngoài sẽ chỉ thấy một khu rừng, nhưng khi bước vào trong khu rừng đó thì mới thấy nhà máy. DN này có 19.000 lao động chia thành 7 khu vực, mỗi khu vực rộng gần 10ha. DN này đã đầu tư hạ tầng đạt tất các chuẩn mực về xanh hóa, chuẩn mực về môi trường, sử dụng nguồn nước sạch, tái tạo nguồn nước để phục vụ cho việc phát triển bền vững.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vấn đề hiện nay không chỉ là phát triển bền vững mà còn phải phát triển trên cơ sở minh bạch, phát triển đi đôi với bảo bảo đảm sự minh bạch của từng DN. Các nhãn hàng hiện nay không chỉ nhìn vào vấn đề xanh, không chỉ nhìn vào việc tiết kiệm nguồn nước hay sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo, mà quan trọng nhất là tất cả những điều đó được thể hiện bằng quản trị số và IT của mỗi đơn vị phải chỉ ra cho các nhãn hàng thấy rằng DN hoạt động và được kiểm soát như thế nào để đạt được các mục tiêu, chuẩn mực.
Bên cạnh chiến lược xanh hoá, phát triển bền vững, ngành dệt may cũng đề ra mục tiêu chuyển dần tư CMT sang FOB, ODM, OBM. Mục tiêu này sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Hiệp hội Dệt may Việt Nam khuyến khích các DN phát triển từ làm CMT sang làm FOB, ODM, OBM dựa trên 3 trụ cột chính.
Thứ nhất, thúc đẩy đầu tư vào phần cung thiếu hụt của ngành. Chúng ta phải chủ động được nguyên liệu trong nước, có những nguyên liệu không phải nước nào cũng sản xuất đầy đủ được. Mỗi nước có một thế mạnh riêng và Việt Nam cũng vậy. Định hướng từ Chính phủ trong chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 sẽ là cơ sở pháp lý cho việc này. Đó là đầu tư vào hạ tầng các khu công nghiệp để Hiệp hội Dệt may Việt Nam và cộng đồng DN kêu gọi đầu tư vào các phần cung thiếu hụt, đặc biệt là vải như vải dệt thoi, các loại vải cao cấp và sợi cao cấp.
Thứ hai, khích lệ các DN đào tạo nguồn lực các nhà thiết kế. Vì làm hàng ODM, OBM thì phải đi từ thiết kế của DN. Thậm chí là mục tiêu, khát vọng của ngành dệt may Việt Nam là đến năm 2035 sẽ có khoảng 15% tỷ trọng xuất khẩu bằng thương hiệu của Việt Nam. Đây là khát vọng mà Chính phủ đã giao cho ngành dệt may Việt Nam phải thực hiện trong các giải pháp 2035 -2045.
Thứ ba, Hiệp hội dệt may Việt Nam đang kiến nghị hàng loạt cơ chế, chính sách cho DN, đặc biệt là vấn đề thúc đẩy khả năng về nguồn lực tài chính và tạo được cơ chế chính sách Nhà nước về lãi suất vay ngân hàng để DN chủ động được tài chính cho bán hàng FOB, bán hàng ODM.
Ngành dệt may Việt Nam đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu trong năm 2023 ở mức 47-48 tỷ USD. Con số này được đưa ra dựa trên những cơ sở nào khi mà bối cảnh thị trường đang khó khăn, thưa ông?
Con số 44 tỷ là mục tiêu hiện thực mà ngành dệt may đã đạt được trong năm nay và đến năm 2023 chúng tôi đưa ra mục tiêu 47-48 tỷ USD là có cơ sở. Một là, theo lộ trình giảm thuế của Hiệp định EVFTA, trong năm 2023 thuế suất của nhiều mặt hàng sẽ về mức 0%. Hai là, trong chuyến công du ở châu Âu mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đang thúc đẩy những hiệp định về đầu tư với châu Âu. Đây là hiệp định sẽ thúc đẩy sự phát triển cho các nền công nghiệp trong đó công nghiệp dệt may.
Ba là, bản thân các DN đã chịu một áp lực rất lớn trong năm 2022 và đã rút ra được bài học kinh nghiệm. Thay vì sản xuất chuyên môn hoá như trước đây, các DN đã sản xuất, đa dạng hóa mặt hàng. Thời gian qua, chính nhờ đa dạng hóa nên các DN đã duy trì công việc cho người lao động và DN vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng, dù là tăng trưởng không như kỳ vọng.
Hiện các DN bắt đầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ hàng dệt kim sang hàng dệt thoi. Cùng với đó, DN cũng chịu được áp lực của việc sản xuất những đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh. Các DN cũng đã đa dạng hóa được thị trường. Trước đây một số thị trường không quan tâm nhiều thì bây giờ các DN đã chú ý nhiều hơn như thị trường các nước trong khối Nga - Liên Xô (cũ), thị trường các nước châu Phi, thị trường Trung Đông. Đặc biệt là Trung Quốc hiện cũng đã là một trong những thị trường chủ lực của ngành dệt may Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics