Để ngân hàng mạnh dạn phát triển "ngân hàng số"
Ngại thủ tục, pháp lý
Ngân hàng số là mô hình hoạt động chủ yếu dựa vào các nền tảng và dữ liệu điện tử để kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Vì thế, Việt Nam có nhiều điều kiện và thuận lợi để phát triển khi tốc độ tăng trưởng internet, tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh, máy tính… hàng năm thuộc hàng cao trên thế giới. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng đòi hỏi sự đầu tư lớn về tài chính. Vì thế, các chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan liên quan cần có cơ chế hỗ trợ đặc thù cho các dự án số hóa từ giai đoạn nghiên cứu đến quá trình thử nghiệm, triển khai. Khung chính sách về thuế cũng cần được nghiên cứu và chỉnh sửa theo hướng hạn chế lưu thông tiền mặt và hồ sơ, tờ khai in giấy, khuyến khích giao dịch và chứng từ điện tử.
Nói về khó khăn của ngân hàng khi chuyển sang ngân hàng số, ông Phạm Anh Tuấn, Ủy viên HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), cái khó khi chuyển sang giao dịch qua môi trường số là việc xác thực người dùng, bởi sử dụng ngân hàng số sẽ hạn chế trong việc tiếp xúc trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng nên để xác thực sẽ đòi hỏi nền tảng công nghệ đặc thù như hệ thống xác thực sinh trắc học, chứng minh thư điện tử, chữ ký số cũng như các vấn đề pháp lý liên quan mới có thể đáp ứng được yêu cầu.
Cùng với đó, vị này còn cho biết, nhiều ngân hàng đã phát triển Internet Banking, Mobile Banking và đang muốn tiến lên ngân hàng số, nhưng khi xảy ra rủi ro, ngân hàng phải tự xử lý bằng tất cả giải pháp của chính mình mà không có cơ sở pháp lý đầy đủ. Chính vì thế, khi có lỗi xảy ra, xã hội đều nhìn nhận trách nhiệm thuộc về ngân hàng, khiến ngân hàng phải đứng ra xử lý, bồi thường khách hàng.
Một vấn đề khác khiến ngân hàng chưa mạnh dạn đưa ra sản phẩm dịch vụ số mới, theo ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), thủ tục giấy phép cho các dịch vụ liên quan đến ngân hàng số còn phức tạp, gây trở ngại cho ngân hàng bởi hầu hết thông tư hiện hành chưa có quy định về giấy phép cho lĩnh vực này. Thậm chí, đồng quan điểm về lĩnh vực này, đại diện một ngân hàng thương mại còn “than thở”, có những sản phẩm ngân hàng đã phát triển xong trong thời gian rất ngắn nhưng để hiện thực hóa ngoài thị trường thì mất đến 3 tháng do thủ tục nhiêu khê.
Muộn còn hơn không
Về những khó khăn của ngân hàng, chính đại diện cơ quan quản lý, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ Thanh toán (NHNN) cho hay, phát triển ngân hàng số ở Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu, hành lang pháp lý hiện hành còn nhiều quy định chưa tương thích với bối cảnh số hóa dịch vụ, chưa thực sự thúc đẩy cho phát triển ngân hàng số, thanh toán số. Đặc biệt, hành lang pháp lý, pháp quy cho những vấn đề mới như bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, bảo vệ tính riêng tư dữ liệu người dùng, chuẩn kết nối mở, chia sẻ dữ liệu (qua open API), nhận biết khách hàng điện tử (eKYC)… vẫn chưa được ban hành để tạo cho các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán an tâm đầu tư.
Do đó, đại diện các ngân hàng thương mại đều đưa ra mong muốn cơ quan quản lý nhanh chóng sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý, đổi mới hệ thống pháp luật trên nền tảng công nghệ số và thông lệ quốc tế để tạo thuận lợi cho việc phát triển theo đúng xu thế của ngành ngân hàng. Ông Phạm Anh Tuấn cho rằng, do các luật có sự liên quan chặt chẽ với nhau nên không thể chỉ sửa một luật, một nghị định mà cần sửa cả hệ thống.
Cũng về vấn đề này, theo các chuyên gia, Chính phủ cần có các bước đi đồng bộ, toàn diện và phù hợp. Chính phủ cần có đề án tổng thể để kết nối dữ liệu số hóa giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan quản lí nhà nước để xây dựng hồ sơ DN và cá nhân thống nhất, giúp đơn giản hóa các thủ tục thực hiện giao dịch ngân hàng và cung cấp thêm các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng, phòng chống rửa tiền… Ngoài việc xây dựng hành lang pháp lý, sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… cũng là việc cần thiết để làm “đòn bẩy” cho sự phát triển của ngân hàng số.
Thực tế cho thấy, nói về sửa đổi cơ sở pháp lý cho ngân hàng số hiện nay tại Việt Nam đã quá muộn, bởi thế giới đã có nhiều bước phát triển và thay đổi vượt bậc. Nhưng muộn còn hơn không, để giúp các ngân hàng không còn loay hoay tự mình phát triển và tự gánh chịu mọi rủi ro. Không những thế, có chuyên gia còn cho rằng, Việt Nam đi sau cũng là lợi thế, bởi sẽ học hỏi được kinh nghiệm của các nước, “đi tắt đón đầu”, nên các cơ quan chức năng cần nhanh nhạy, đổi mới quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển của toàn ngành ngân hàng nói chung.
Tin liên quan
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK