Để không còn cảnh giải cứu lúa gạo
Các chủng loại gạo vốn được thị trường Trung Quốc nhập khẩu nhiều sẽ có chiều hướng không sáng sủa trong năm 2019 như nếp, OM 5451, RVT. Ảnh: N.Hiền. |
Mặt bằng giá gạo dự báo thấp
Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2019 vẫn đạt 6 triệu tấn, tương đương so với kết quả đã đạt được của năm 2018 (6,1 triệu tấn), trong đó thị trường chủ yếu vẫn tập trung ở khu vực châu Á. Tuy nhiên, mặt bằng giá gạo sẽ suy giảm trong năm 2019 để cạnh tranh hơn với các đối thủ, nhất là Thái Lan với chủng loại gạo trắng hạt dài. Trong khi đó, tại thị trường Trung Quốc, nhu cầu nhập khẩu vẫn ở mức cao nhưng sẽ khó khăn kéo dài ở năm 2019, khi giữa năm 2018 Trung Quốc áp dụng chính sách thuế nhập khẩu nếp và những quy định liên quan đối với gạo của Việt Nam vào thị trường này.
Theo dự báo của ông Nam, trong năm 2019, lượng gạo mà Trung Quốc nhập khẩu sẽ tăng thêm 200.000 tấn so với 2018, từ 5 lên 5,2 triệu tấn, trong đó, nguồn cung chủ yếu từ các nước như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Myanmar… Trong số 5,2 triệu tấn này, sẽ có 50% được phân bổ cho các DN nhà nước và 50% cho khu vực tư nhân. “Hiện nay, có một số thông tin cho biết Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu gạo từ Việt Nam, nhưng số lượng sẽ thấp hơn so với số lượng Việt Nam đã xuất sang đây trong năm 2018 (hơn 1,3 triệu tấn)”, ông Nam dự báo.
Còn đối với Indonesia, dự báo khối lượng gạo nhập khẩu năm 2019 sẽ giảm mạnh so với 2018, chỉ đạt 800.000 tấn so với 2,15 triệu tấn của năm 2018. Trong khi đó, với thị trường Philippines, sau đấu thầu của Chính phủ và tư nhân để nhập khẩu 1,8 triệu tấn gạo trong 6 tháng cuối năm 2018, Chính phủ Philippines có thể không nhập khẩu thêm ít nhất đến quý II/2019. Tuy nhiên, ông Nam cho hay, từ ngày 15/2/2019, Philippines cho phép tư nhân nhập khẩu gạo không hạn chế về số lượng, thì hiện đã có 180 doanh nghiệp tư nhân Phillipines đăng ký nhập khẩu 1,2 triệu tấn gạo từ Việt Nam, Thái Lan. Điều này cho thấy nhu cầu ở thị trường Philipines vẫn tích cực. Theo đó, dự kiến, năm 2019 Phlippines sẽ nhập 2,3 triệu tấn gạo.
Đối với Malaysia, theo ông Nam, do nhóm gạo trắng của Việt Nam năm 2019 đang ở mức giá rất cạnh tranh so với Thái Lan. Dự kiến năm 2019, Malaysia sẽ nhập 950.000 tấn gạo. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam quay lại thị trường này.
Cần tập trung cho chất lượng
Trước tình hình như trên, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định, Bộ Công Thương đã và đang tích cực triển khai các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo. Trong đó, Bộ Công Thương yêu cầu các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo thực hiện nghiêm trách nhiệm duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu (5%) theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP và đề nghị UBND các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, VFA xử lý hoặc đề xuất với Bộ Công Thương biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật của thương nhân trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường phù hợp với tình hình mới. Trong đó, chú trọng thúc đẩy giao dịch các hợp đồng thương mại tại các thị trường có hợp đồng tập trung. Hiện Bộ Công Thương đang duy trì 6 Thỏa thuận thương mại (MOU) với các thị trường nhập khẩu gạo lớn, đạt tổng khối lượng là 3,5 triệu tấn.
Tuy nhiên, để xuất khẩu gạo bền vững, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh kêu gọi doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần tập trung quản lý chất lượng sản phẩm toàn diện thay vì chạy theo số lượng mà không quản lý được chất lượng, dẫn đến việc mất giấy phép xuất khẩu.
Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp thì cho rằng, ngoài việc xử lý tình huống cho vụ Đông Xuân năm nay, cần phải xác lập tầm nhìn dài hạn hơn đối với ngành hàng lúa gạo. Theo đó, cần thoát khỏi tư duy mùa vụ và thương vụ để xây dựng chương trình hành động cụ thể, đồng bộ, liên tục và kiên trì để thoát khỏi “lời nguyền” chi phí cao, chất lượng kém. Ông Hoan khẳng định, không thể tiếp tục sản xuất cá thể, mạnh ai nấy làm, mà phải cùng hợp tác với nhau một cách tự nguyện. Và hợp tác xã là cứu cánh duy nhất trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Quy mô hợp tác xã càng lớn, thành viên càng nhiều, sẽ giúp giảm giá thành do lợi thế mua chung, tăng khả năng thích ứng với thị trường và năng lực đàm phán nhờ bán chung. Không những vậy, sản xuất chung một quy trình sẽ giúp tăng chất lượng nông sản.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra 5 nhóm giải pháp chính cho vấn đề giá lúa gạo. Trong đó tập trung thu mua dự trữ quốc gia theo đúng kế hoạch 200.000 tấn gạo, 180.000 tấn thóc. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính tính toán thu mua thêm 100.000 tấn thóc phục vụ cho công tác phát triển trồng rừng, xóa nghèo bền vững ở miền núi. Hệ thống tín dụng ngân hàng tháo gỡ các khó khăn, tính toán lại mức lãi suất phù hợp nhất. Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Công thương phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và VFA khai mở những thị trường truyền thống, tập trung nghiên cứu phát triển những thị trường mới. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và hình thành chuỗi liên kết trên cơ sở hình thành các hợp tác xã và các doanh nghiệp nhỏ, khởi nghiệp, liên kết với người nông dân từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Trong đó, phải chú trọng vào thị trường nội địa gần 100 triệu dân với tốc độ đô thị hóa gần 40% và giai cấp công nhân hơn 30 triệu người. Ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Ngành ngân hàng cam kết sẵn sàng đáp ứng đủ vốn để đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ lúa gạo. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thương nhân sản xuất, kinh doanh thóc, gạo, người sản xuất lúa với thời hạn và lãi suất hợp lý. Đặc biệt, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho thương nhân thu mua lúa gạo cho người dân theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo. Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động tiếp cận các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để nắm bắt khó khăn, vướng mắc của DN. Qua đó hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. Trong đó xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tiếp tục xem xét cho vay mới để tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp lúa gạo. Đặc biệt, xem xét tăng hạn mức tín dụng cho các DN để đảm bảo đủ nguồn vốn thu mua lúa gạo cho người nông dân trong vụ Đông Xuân năm nay nhằm giúp giá lúa gạo không bị giảm sâu, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa. N.HIỀN (ghi) |
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics