CPTPP đã tác động tích cực tới ngành dệt may
Ngành dệt may đã bắt đầu hưởng lợi từ thị trường CPTPP. Ảnh: Nguyễn Huế. |
Tác động tích cực
Theo ghi nhận của Bộ Công Thương, chỉ sau hơn một tháng kể từ ngày Thông tư hướng dẫn về CPTPP của Bộ Công Thương có hiệu lực vào ngày 8/3/2019, đã có trên 400 bộ C/O được cấp cho hàng XK sang thị trường Canada, trong đó phần lớn là hàng dệt may. Hiện nay mặt hàng dệt may đang tận dụng rất tốt quy tắc xuất xứ khi XK sang Canada để hưởng ưu đãi thuế từ CPTPP. Với CPTPP, nếu đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ, mặt hàng dệt may cũng được giảm thuế từ 17%-18% xuống còn 0%. Đây cũng là mặt hàng được giảm thuế ngay sau khi CPTPP có hiệu lực, do vậy nhiều DN đã chủ động tìm hiểu về C/O với sự hướng dẫn hỗ trợ của các cơ quan liên quan để được hưởng ưu đãi thuế vào thị trường này.
Tại TPHCM, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may – Thêu đan TPHCM cho biết, sau khi có hiệu lực từ đầu năm nay, CPTPP đã có tác động nhất định đến ngành dệt may, Một số khách hàng, thị trường trong CPTPP, đặc biệt là các thị trường mới như Canada, Úc… đã có các hoạt động liên kết với một số DN của Việt Nam, tìm hiểu thông tin, tìm kiếm đối tác. XK hàng dệt may vào các thị trường này cũng đã ghi nhận có sự tăng trưởng nhất định. Tuy nhiên, dung lượng các thị trường này còn nhỏ. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ dệt may thế giới đang có xu hướng chững lại nên việc khai thác các thị trường mới trong CPTPP còn giới hạn, chưa được như kỳ vọng.
Theo ông Phạm Xuân Hồng, CPTPP có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành dệt may vì giúp thuế quan giảm, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu, trong đó thị trường được kỳ vọng nhất là Canada và Australia. Riêng Nhật Bản đã có hiệp định song phương với Việt Nam từ trước nên không hy vọng tăng trưởng nhiều.
Động lực thúc đẩy tăng trưởng XK
Theo nhận định của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, dù đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới nhưng ngành dệt may đang phải đối mặt với không ít áp lực. Tổng cầu của thị trường dệt may thế giới vẫn dao động ở mức 700 tỷ USD/năm trong 5 năm qua. Trong khi đó các quốc gia sản xuất hàng dệt may trên thế giới liên tục đưa ra những chính sách ưu đãi nhằm thu hút đơn hàng dẫn đến cạnh tranh trong ngành dệt may ngày càng khốc liệt. Nếu không có CPTPP, việc duy trì kim ngạch XK trên 3 tỷ USD trong những năm tới của ngành dệt may là rất khó khăn. Cùng với CPTPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam Liên minh kinh tế Á - Âu thực thi sẽ giúp ngành dệt may duy trì được tốc độ tăng trưởng kim ngạch khoảng từ 3 tỷ đến 3,5 tỷ USD/năm. Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, dệt may là ngành hàng được hưởng lớn lớn từ CPTPP. Mặc dù Mỹ không tham gia CPTPP nhưng vẫn còn những thị trường đầy tiềm năng khác đặc biệt là Australia, Canada. Đây là 2 thị trường có quy mô sử dụng hàng dệt may khá lớn, khoảng 10 tỷ USD/năm, trong khi thị phần XK của hàng dệt may của Việt Nam vào hai thị trường này còn nhỏ, chỉ khoảng 500 triệu USD/năm. Như vậy, CPTPP vẫn là động lực đủ mạnh thúc đẩy tăng trưởng XK của ngành dệt may khi đưa ra những ưu đãi thuế quan hấp dẫn.
Tuy nhiên, để được hưởng những lợi ích từ hiệp định này, khó khăn mà DN dệt may Việt Nam phải vượt qua không hề nhỏ. Với năng lực, trình độ may hiện nay, các tiêu chuẩn kỹ thuật không phải là vấn đề lớn của DN dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu xuất xứ từ sợi trở đi, nghĩa là từ công đoạn kéo sợi, dệt, nhuộm vải đều phải thực hiện trong khu vực CPTPP là thách thức không nhỏ vì Việt Nam hiện đang phải nhập khẩu hơn 60% nguyên phụ liệu (ngoài khu vực CPTPP).
Để đáp ứng yêu cầu này, thời gian gần đây, một số DN cũng đã có những giải pháp nhất định trong việc tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu ở trong nước và trong khối CPTPP. Tuy nhiên, việc đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ hàng hoá không thể giải quyết trong một sớm, một chiều. Ngoài ra, để có thể khai thác được các thị trường trong CPTPP, các doanh nghiệp cần tìm hiểu những nội dung liên quan tới ngành từ CPTPP về quy định, thủ tục hải quan, logistics của các nước, đồng thời bản thân doanh nghiệp ý thức tự vươn lên và liên kết để nâng cao chất lượng sản xuất mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Tin liên quan
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Bước tiến mở rộng thành viên mới của CPTPP
12:09 | 30/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics