Covid-19 và khả năng phục hồi của khối doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp Việt Nam luôn nỗ lực vượt qua thách thức |
Doanh nghiệp Việt lạc quan
Theo báo cáo kinh doanh quốc tế của Grant Thornton, có đến 65% doanh nghiệp qui mô vừa dự đoán doanh thu của họ năm 2020 sẽ sụt giảm, đồng thời rất nhiều trong số họ phải điều chỉnh chiến lược bao gồm thêm các vấn đề về quản lý khủng hoảng, áp dụng chế độ làm việc từ xa, cũng như đầu tư thêm vào các nền tảng công nghệ nhằm đảm bảo tính liên tục và nâng cao tính linh hoạt của doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp cũng đang xem xét chuỗi cung ứng 1 trong 4 để tạo ra những thay đổi cơ bản cho sản phẩm và dịch vụ của họ.
Trên toàn cầu, chỉ số lạc quan kinh tế giảm 16% so với 6 tháng cuối 2019, trong đó 44% doanh nghiệp thấy hơi bi quan hoặc rất bi quan cho triển vọng của nền kinh tế của đất nước họ trong 12 tháng tới.
Tuy nhiên, khu vực châu Á - Thái Bình Dương ghi nhận triển vọng kinh tế lạc quan hơn. Gần một nửa các công ty duy trì quan điểm lạc quan đối với nền kinh tế trong 12 tháng tới. Ngược lại với các khu vực khác, chỉ số lạc quan kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương chỉ giảm nhẹ, khoảng 9% (so với mức trung bình toàn cầu là 16%).
Chỉ số này ở Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới, cùng với Trung Quốc, ít hơn 4% so với nước đang đứng thứ nhất là Tiểu vương quốc Ả Rập ở mức 65%.
Chỉ 34% doanh nghiệp trên toàn cầu dự đoán doanh thu tăng trong 12 tháng tới, giảm từ 54% của 6 tháng cuối năm 2019 và ở mức thấp kỷ lục trong các kỳ khảo sát (kể từ quý 2 năm 2011).
Tương tự như vậy, chỉ có 32% doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có tăng trưởng lợi nhuận. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng có mức dự đoán tương tự với 35% doanh nghiệp kỳ vọng tăng doanh thu, giảm so với mức 59% trong nửa năm cuối 2019.
Mặc dù vậy, Việt Nam đứng thứ nhất trên toàn cầu với 66% số doanh nghiệp khảo sát dự báo tăng doanh thu, nhưng giảm đáng kể so với mức 93% ghi nhận trong nửa đầu năm 2019.
Sự suy giảm về kỳ vọng tăng doanh thu và lợi nhuận trên toàn cầu là dấu hiệu cho một giai đoạn khó khăn phía trước đối với nhiều doanh nghiệp sau khi nền kinh tế toàn cầu có thể hồi lại sau giai đoạn đóng cửa.
Kỳ vọng vào EVFTA
Các doanh nghiệp nhìn nhận, tình hình hiện tại dẫn đến chỉ số bất ổn kinh tế tăng lên đáng kể. Trong đó 66% doanh nghiệp xác định sự bất ổn là rào cản cho kinh doanh của họ (với gần 1 phần 3 công ty xác định đó là trở ngại chính). Châu Á - Thái Bình Dương có chỉ số tương tự ở mức 65% (tăng từ 50% 6 tháng đầu năm 2019), tuy nhiên Việt Nam lạc quan hơn với 54% doanh nghiệp cho rằng sự bất ổn là một hạn chế; con số này là 47% trong 6 tháng cuối 2019.
Kết quả khảo sát doanh nghiệp cũng thể hiện, 53% doanh nghiệp xác nhận có kế hoạch đầu tư vào máy móc thiết bị, 50% đầu tư vào nhà xưởng mới và 58% vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Số liệu này cao hơn nhiều so với tình hình chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tương ứng lần lượt là 28%, 23% và 40%.
Điều này cũng có thể là sự phản ánh việc dịch chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và kỳ vọng về các cơ hội có thể đến từ việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam EU (EVFTA) được phê chuẩn và có hiệu lực bắt đầu từ 1/8/2020.
Ngoài ra, có đến 50% doanh nghiệp tại Việt Nam dự kiến sẽ tuyển dụng thêm nhân công. Báo cáo đánh giá, điều này có thể do thực tế là đại dịch xảy ra ở Việt Nam sớm hơn và nhiều lao động Việt Nam đã bị mất việc do đại dịch từ trước so với nhiều quốc gia khác.
Đại dịch Covid-19 đã tạo ra sự thay đổi lớn cho thị trường lao động với chưa đến 30% doanh nghiệp có ý định tuyển dụng nhân viên mới trong 12 tháng tới. Mặc dù tình hình thị trường lao động tương đối giống nhau ở thị trường châu Á - Thái Bình Dương, có đến 50% doanh nghiệp tại Việt Nam dự kiến sẽ tuyển dụng thêm nhân công. Tuy nhiên điều này có thể do thực tế là đại dịch xảy ra ở Việt Nam sớm hơn và nhiều lao động Việt Nam đã bị mất việc do đại dịch từ trước so với nhiều quốc gia khác.
Tại thời điểm báo cáo khảo sát này được công bố, tình hình dịch bệnh Covid tại Việt Nam đang có những diễn biến phức tạp sẽ ít nhiều tác động, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo Cục Thuế TPHCM, trong số hơn 18.000 doanh nghiệp ngưng hoạt động trên địa bàn TPHCM trong 6 tháng đầu năm 2020 được cơ quan Thuế xác định chủ yếu là doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Trong đó bao gồm 3.491 doanh nghiệp giải thể, 7.193 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, 3.397 doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh. Đây chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân (98,15%). |
Tin liên quan
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%
14:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics