Covid-19 “lan sang” an ninh hàng hải
Trước khi đại dịch bùng phát, các vụ đánh cá bất hợp pháp ngày càng bị coi là một vấn đề an ninh nghiêm trọng. Được biết đến là những thách thức mới, những sự việc như vậy là sự tổng hợp của các chiến thuật có quy tắc và bất quy tắc mà các bên đối địch sử dụng để tận dụng những quan ngại phi truyền thống nhằm đạt được lợi thế bất đối xứng. Những chiến thuật này bao gồm việc sử dụng hành vi tội phạm, phá hoại, tài trợ các lực lượng ủy nhiệm, và thậm chí cả chủ nghĩa bành trướng quân sự.
Đại dịch không cản trở các nhân tố nhà nước và phi nhà nước áp đặt các mối đe dọa hàng hải mới cho dù ngân sách quốc gia được chuyển hướng nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng y tế. Những tác nhân phi nhà nước cũng đang tận dụng cuộc khủng hoảng y tế và nắm bắt được sự suy yếu về năng lực nhà nước để đẩy mạnh hoạt động bạo lực ở trong nước, với những hậu quả tiêu cực xảy ra đối với lĩnh vực hàng hải ở châu Á-Thái Bình Dương.
Giai đoạn này cũng đánh dấu sự gia tăng đáng kể các vụ cướp biển. Theo Trung tâm Chia sẻ Thông tin thuộc khuôn khổ Hiệp định hợp tác khu vực về chống cướp biển thông thường và cướp biển có vũ trang nhằm vào các tàu ở châu Á, số vụ việc đã gia tăng gấp đôi trong quý I/2020 so với năm 2019.
Trong khi những thách thức hàng hải đòi hỏi phải có biện pháp đối phó an ninh ngay lập thức, thì các nước châu Á-Thái Bình Dương lại đang bận tâm với cuộc chiến chống dịch bệnh ở trong nước. Khi phải chuyển nhiều nguồn lực hơn cho cuộc chiến chống sự lây lan của dịch bệnh, các nước trong khu vực buộc phải chấp nhận cắt giảm ngân sách cho các chức năng khác của nhà nước, trong đó có quốc phòng. Ví dụ, ngân sách quốc phòng của Indonesia đã giảm 7% còn ngân sách quốc phòng của Thái Lan sẽ giảm 8%. Đối với Thái Lan, điều này đồng nghĩa với việc tạm dừng hoạt động mua sắm thiết bị quân sự, bao gồm hai tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất.
Bất chấp những hạn chế về nguồn lực quốc gia, chính phủ các nước trong khu vực vẫn đang triển khai các chiến lược nhằm bù đắp bất kỳ thiếu hụt nào trong năng lực nhà nước của mình. Ví dụ, để duy trì khả năng đối phó đồng bộ và cân bằng đối với cả những mối đe dọa bên trong và bên ngoài, Malaysia đang triển khai chiến dịch tổng thể mang tên “Chiến dịch Benteng” nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật tại khu vực biên giới trên đất liền và trên biển. Còn tại Philippines, một dự luật chống khủng bố gây tranh cãi nhằm tăng cường năng lực chống khủng bố của quốc gia Đông Nam Á này đã có hiệu lực hôm 18/7. Trong khi đó, các cuộc tập trận hải quân đa phương thường niên như cuộc tập trận theo chương trình Hợp tác và Đào tạo Đông Nam Á đã chuyển sang hình thức diễn tập trực tuyến nhằm duy trì các cấp độ chia sẻ thông tin tích cực và phối hợp đa phương giữa các lực lượng hải quân trong khu vực.
Đại dịch đang gây ra sức ép mạnh mẽ đối với những yếu kém về mặt chính trị và xã hội vốn tồn tại lâu nay ở châu Á-Thái Bình Dương. Các nhân tố nhà nước và phi nhà nước đang tận dụng thời cơ khi năng lực nhà nước bị suy giảm để tiến hành các hoạt động gây bất ổn cho môi trường hàng hải. Dịch bệnh kéo dài sẽ có nguy cơ tạo thêm sức ép đối với ngân sách quốc gia và năng lực nhà nước trong việc bảo vệ các vùng đặc quyền kinh tế. Mặc dù Covid-19 ban đầu chỉ là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng, song nó đang dần trở thành một mối đe dọa đối với vấn đề an ninh hàng hải.
Tin liên quan
Căng thẳng ở Biển Đỏ tăng cao, đe dọa nghiêm trọng an ninh hàng hải
08:27 | 08/04/2024 Nhìn ra thế giới
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics