Công ty tài chính có còn “đẻ trứng vàng” cho ngân hàng?
Thị trường tín dụng tiêu dùng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân | |
Hành trình 10 năm, FE CREDIT trở thành Công ty tài chính đóng góp ngân sách lớn nhất |
Sau khi bán 49% vốn, FeCredit sẽ vẫn tiếp tục "đẻ trứng vàng" cho VPBank. Ảnh: ST |
Liên tiếp bán vốn
Ngân hàng SHB vừa ký kết các thỏa thuận chuyển nhượng vốn điều lệ tại Công ty tài chính SHB Finance cho Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Thái Lan – thành viên chiến lược thuộc Tập đoàn MUFG – Nhật Bản. Theo đó, SHB sẽ chuyển nhượng 50% vốn điều lệ của SHB Finance cho Krunsri và sẽ tiếp tục chuyển nhượng 50% vốn còn lại sau 3 năm.
SHB cho biết, thỏa thuận chuyển nhượng SHB Finance sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của SHB. Đồng thời, việc hợp tác chiến lược giữa hai ngân hàng có quy mô và vị thế Top 5 tại Việt Nam, Thái Lan sẽ mở ra cơ hội phát triển mang tầm khu vực và vươn ra thế giới.
Trước đó, vào đầu quý 2/2021, VPBank đã bán thành công 49% vốn tại FeCredit cho Công ty Tài chính tiêu dùng SMBC (Nhật Bản). Theo ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank, việc bán FeCredit không đồng nghĩa với việc VPBank bỏ một “con gà đẻ trứng vàng”, mà là tìm đối tác chiến lược để mang lại giá trị lớn hơn. Theo đó, dù chỉ còn sở hữu 50% vốn tại FeCredit, nhưng nguồn lợi nhuận thu về cho VPBank sẽ vẫn ở mức rất lớn.
SSI Research đánh giá, trong nửa cuối năm 2021, việc thoái vốn FeCredit sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mẹ tiếp tục cải thiện NIM, với nguồn vốn rẻ, tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) cải thiện và tối ưu hóa cấu trúc tài sản của ngân hàng. Như vậy, ngân hàng có thể sẽ duy trì được quỹ đạo tăng trưởng tốt.
Ngân hàng MSB hiện cũng đang trong quá trình đàm phán với đối tác ngoại về việc chuyển nhượng 100% cổ phần tại Công ty tài chính tiêu dùng FCCOM. Đầu năm 2020, MSB đã đàm phán thành công chuyển nhượng 50% FCCOM cho Huyndai Card, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thay đổi chiến lược đối tác khiến thương vụ này bất thành.
Kinh doanh chững lại, nhưng triển vọng vẫn tích cực
Dưới những tác động của dịch Covid-19, tình hình kinh doanh của các công ty tài chính bị ảnh hưởng đáng kể. Trong quý 2/2021, FeCredit gặp khó khăn với tốc độ tăng trưởng cho vay trì trệ, trích lập dự phòng cao và biên lãi ròng (NIM) thu hẹp hơn. Điều này khiến lợi nhuận ròng của FeCredit giảm mạnh 80% so với cùng kỳ, chỉ đạt 247 tỷ đồng.
Theo SSI Research, tất cả các chỉ tiêu và hệ số của FeCredit đều tiêu cực trong quý 2/2021 với dư nợ sụt giảm 7,2% so với đầu năm. Tổng thu nhập hoạt động cũng giảm 9% so với cùng kỳ, trong khi biên lãi ròng (NIM) thu hẹp 143 điểm cơ bản, tỷ lệ nợ xấu tăng vọt lên 9,1%. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thu Hà, chuyên gia SSI Reseaech, dư nợ giảm là do công ty chủ động ưu tiên thu hồi nợ hơn giải ngân mới và đẩy mạnh xóa nợ xấu.
Trước đó, trong năm 2020, lợi nhuận của FeCredit cũng đã bị sụt giảm, dẫn tới tỷ trọng đóng góp trong lợi nhuận hợp nhất của VPBank giảm xuống chỉ còn khoảng 28%, thấp hơn nhiều so với mức 45-50% trước đây.
Tương tự, cho vay khách hàng tại HDSaison – thuộc HDBank cũng tăng trưởng kém trong quý 2/2021, chỉ tăng 1,15% so với đầu năm và giảm 3,1% so với quý 1/2021, chi đóng góp 7,5% vào dư nợ cho vay hợp nhất của HDBank.
Mức cho vay tăng thấp kéo theo kết quả kinh doanh của HDSaison bị chững lại. Theo số liệu của Công ty chứng khoán HSC, lợi nhuận trước thuế quý 2/2021 chỉ tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 299 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận trước thuế đạt 590 tỷ đồng, tăng 5,7%.
Tại FCCOM, hiện chưa có thông tin về kết quả kinh doanh quý 2/2021, nhưng số liệu của Guotai Junan Việt Nam cho thấy, tính đến 31/12/2020, tổng tài sản của FCCOM đạt hơn 621 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 606,8 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng của công ty đạt 322 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 2,3 tỷ đồng, giảm 64% so với năm 2019.
Dù kết quả kinh doanh có sự chững lại trong thời gian gần đây do ảnh hưởng dịch Covid-19, song thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn được đánh giá là mảnh đất màu mỡ. Do đó, nhiều doanh nghiệp nước ngoài vẫn muốn tham gia vào thị trường này.
Lãnh đạo của VPBank cũng tin tưởng tình hình kinh doanh của FeCredit sẽ sớm tăng trưởng trở lại. SSI Research cũng đánh giá, sau nhiều quý đẩy mạnh thu hồi nợ và xóa nợ xấu, rủi ro tín dụng liên quan đến các khoản vay trước dịch Covid của FeCredit sẽ phần nào được giải quyết. Điều này có thể thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ hơn khi tình hình dịch Covid-19 được cải thiện.
Việc bán một phần vốn, hoặc thoái toàn bộ vốn tại công ty tài chính tiêu dùng phụ thuộc vào chiến lược phát triển khác nhau của mỗi ngân hàng. Trong đó, việc bán một phần vốn cho đối tác nước ngoài sẽ giúp ngân hàng có thể khai thác tốt hơn mảnh đất màu mỡ cho vay tiêu dùng trong tương lai.
Cụ thể như trường hợp của VPBank, HSC đánh giá việc thoái vốn FeCredit giúp vốn chủ sở hữu hợp nhất tăng thêm 35%, đồng thời giảm chi phí huy động cho cả ngân hàng mẹ và FeCredit cũng như giúp FeCredit có thể tiếp cận chuyên môn của một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng.
Trong khi đó, một báo cáo mới đây của Công ty chứng khoán Guotai Junan Việt Nam đã đưa ra nhận định, với P/B (giá trị sổ sách) trung bình của các thương vụ M&A công ty tài chính tiêu dùng gần đây, việc bán 100% vốn FCCOM sẽ mang về cho MSB ít nhất 500 tỷ đồng lợi nhuận, qua đó bổ sung nguồn lực phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tin liên quan
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ
21:19 | 17/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics