Có được áp dụng quy định bất khả kháng cho trường hợp giao hàng trễ do dịch Covid-19?
Nhiều trường hợp chậm trễ trong việc giao hàng xuất khẩu dẫn tới tranh chấp giữa các bên trong thời gian giãn cách xã hội. Ảnh: ST |
Ông Châu Việt Bắc, Phó Tổng thư ký Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, gần đây VIAC đã tiếp nhận và xử lý nhiều vụ tranh chấp liên quan tới việc giao hàng xuất khẩu chậm so với điều khoản trong hợp đồng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và các biện pháp giãn cách tại các địa phương, các cảng.
Về vấn đề này, PGS-TS Đỗ Văn Đại, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Trọng tài quốc tế Việt Nam cho biết, nếu trường hợp xuất khẩu bị chậm trễ do các quyết định của cơ quan Nhà nước thì các bên có thể bàn tới các điều khoản của sự kiện bất khả kháng. Khi rơi vào trường hợp bất khả kháng, sẽ không phát sinh trách nhiệm của các bên, trừ khi có thêm thỏa thuận khác.
Đối với câu hỏi về việc có thể chấm dứt hay hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này hay không, ông Đại cho biết, về nguyên tắc thì không thể chấm dứt hay hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp việc giao hàng chỉ cần thiết trong một khoảng thời gian nhất định, còn tại thời điểm khác thì không còn ý nghĩa.
Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Đại cho biết, sự kiện bất khả kháng bao gồm 3 điều kiện: khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được. Do đó, bản thân dịch Covid-19 không là sự kiện bất khả kháng do thiếu điều kiện về việc “không thể khắc phục được” bởi trên thực tế vẫn có những trường hợp có thể thực hiện được hợp đồng. Vì vậy, không thể viện dẫn vào dịch Covid-19 để áp dụng quy định về bất khả kháng.
Tuy nhiên, theo ông Đại, các bên có thể tiến hành thỏa thuận về các điều kiện của sự kiện bất khả kháng.
“Mới đây, tại Tòa án Pháp có 1 hợp đồng có thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng, trong đó có yếu tố sự kiện xảy ra ở nước ngoài, các bên không lường trước được và làm cho hợp đồng không thực hiện được theo điều kiện kinh tế một cách hợp lý. Tòa án Pháp đã dựa vào điều khoản 'hợp đồng không thực hiện được theo điều kiện kinh tế một cách hợp lý' để cho phép sự tồn tại của sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng", ông Đại cho biết.
Ông Đại cũng lưu ý rằng, trong trường hợp xảy ra dịch Covid-19 cùng với quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc dừng các hoạt động thì doanh nghiệp có thể coi đây là sự kiện bất khả kháng và khởi động các quy định về sự kiện bất khả kháng. Riêng nghĩa vụ thanh toán không được áp dụng trong trường hợp này, do việc thanh toán không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản liên quan quy định, doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện được hợp đồng do hệ quả của sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên, câu hỏi của nhiều doanh nghiệp là khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì doanh nghiệp có thể chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng hay không. Theo ông Đại, Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại không có quy định về việc cho chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng do sự kiện bất khả kháng, thay vào đó, hợp đồng được kéo dài thời gian bằng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng, ngoại trừ hoạt động “mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ”.
Theo đó, chỉ có thể chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng khi “không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” do sự kiện bất khả kháng.
Ngoài ra, Bộ luật Dân dự năm 2015 đã bổ sung điều 420 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Trong đó gồm các điều kiện: nguyên nhân khách quan, xảy ra sau khi hợp đồng được giao kết và không lường trước được khi các bên giao kết hợp đồng.
Theo ông Đại, dịch Covid-19 đáp ứng được các điều kiện này, nên các doanh nghiệp có thể áp dụng điều kiện này để yêu cầu đàm phán lại hợp đồng. Khi đó có hai khả năng có thể xảy ra là điều chỉnh lại hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, Điều 420 cho thấy ưu tiên điều chỉnh để giữ hợp đồng.
“Doanh nghiệp cần lưu ý rằng trong quá trình đàm phán, khi đàm phán chưa thành công thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, các bên vẫn phải thực hiện. Nếu tự chấm dứt hợp đồng thì doanh nghiệp có thể bị coi là vi phạm hợp đồng” – ông Đại lưu ý.
Trong trường hợp các bên không thể tự đàm phán thì có thể nhờ cơ quan tài phán can thiệp, đó là tòa án hoặc trọng tài.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics