Chuyển giao ngân hàng “0 đồng”: Cơ hội mở rộng kinh doanh cho ngân hàng nhận
![]() |
3 ngân hàng "0 đồng" hiện vẫn chưa có kết quả kinh doanh khả quan. Ảnh: ST |
Nhiều thông tin hé lộ
Trong báo cáo Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 vừa ban hành mới đây, Chính phủ cho biết thời gian qua đã chủ động, tích cực triển khai nhiều giải pháp để xử lý 3 ngân hàng mua bắt buộc và ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á.
Cụ thể là đã tìm kiếm đối tác, đàm phán với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có nguyện vọng tham gia cơ cấu lại ngân hàng; sắp xếp lại mạng lưới hoạt động, tiết giảm chi phí, triển khai các hoạt động kinh doanh an toàn... trên nguyên tắc quyết liệt, thận trọng, chặt chẽ. Theo đó, các cơ quan quản lý đã rà soát, hoàn thiện phương án cơ cấu lại theo định hướng mới, trong đó đã có phương án xử lý đối với Ngân hàng Xây Dựng (CB) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).
Lãnh đạo MB nói về phương án nhận chuyển giao ngân hàng “0 đồng” | |
Các ngân hàng “0 đồng” tìm kiếm lối đi |
Trước đó, tại ĐHĐCĐ năm nay, có 3 ngân hàng hé lộ thông tin liên quan phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém bao gồm: MB, Vietcombank, VPBank. Mặc dù lãnh đạo 3 ngân hàng này khi trả lời cổ đông đều không tiết lộ tên cụ thể ngân hàng sẽ hỗ trợ nhưng với nhiều thông tin được hé lộ trước đó, MB có thể nhận chuyển giao bắt buộc OceanBank. Với Vietcombank, khi CB bị mua lại bắt buộc với giá “0 đồng” vào năm 2015, Vietcombank đã được chỉ định tham gia hỗ trợ ngân hàng này tái cơ cấu. Trả lời cổ đông tại ĐHĐCĐ năm nay, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho hay, hiện ngân hàng đang triển khai các thủ tục cần thiết trình lên các cơ quan có thẩm quyền về việc nhận chuyển giao bắt buộc.
Riêng với VPBank, hiện vẫn chưa có thêm thông tin gì về việc nhận chuyển giao và hỗ trợ một ngân hàng yếu kém. Tại ĐHĐCĐ, trả lời cổ đông, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết, hoạt động này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu nên chưa thể công bố chi tiết hơn.
Cơ hội tăng quy mô kinh doanh
Việc nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém được lãnh đạo các ngân hàng trên bày tỏ đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Nhưng điều này sẽ khác với hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) hay một ngân hàng khỏe “gánh” một ngân hàng yếu nhưng có liên quan trước đây như trường hợp của SHB nhận sáp nhập Habubank, M&A giữa HDBank và DaiABank…
Hiện tại, Vietcombank, VPBank và MB đều là những ngân hàng lớn và đang thu lợi nhuận quý 1/2022 thuộc top 5 trong hệ thống ngân hàng. Trong đó, VPBank đã "soán ngôi" của Vietcombank để trở thành ngân hàng có lợi nhuận cao nhất khi đạt 11.146 tỷ đồng lợi nhuận, tăng trưởng 178%. Vietcombank ở vị trí thứ 2 với 9.950 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 15%. MB đứng ở vị trí thứ 4 với gần 6.000 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2021.
Mặc dù có “sức khỏe” như thế, nhưng việc phải “cõng” một ngân hàng yếu kém vẫn khiến nhiều cổ đông "băn khoăn", muốn biết thêm thông tin. Đặc biệt, việc xử lý 3 ngân hàng “0 đồng” là OceanBank, CBBank và GPBank dù đã đi qua hơn 7 năm nhưng kết quả kinh doanh vẫn không khả quan. Chẳng hạn, kết quả kinh doanh của OceanBank vẫn liên tục chịu thua lỗ, dù vào năm 2021, ngân hàng này cho biết đã có mức lỗ thấp nhất trong thời gian từ 2016 đến nay, cũng như đã liên tục giảm lỗ lũy kế trong 4 năm qua.
Ban lãnh đạo MB bày tỏ tin tưởng, việc nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng giúp MB có cơ hội tăng trưởng quy mô cao hơn mức tăng trưởng bình quân thị trường khoảng 1,5-2 lần trong dài hạn. Ông Lưu Trung Thái, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc MB cho hay, việc nhận chuyển giao này sẽ không làm các chỉ số tài chính của MB bị ảnh hưởng do không phải hợp nhất báo cáo tài chính. Đồng thời, MB cũng không bị tính các chỉ số tài chính của tổ chức nhận chuyển giao bắt buộc khi tính các chỉ số an toàn vốn. Khoản góp vốn vào tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc cũng không phải trích lập dự phòng… Tuy nhiên, quá trình thực thi dự kiến diễn ra trong 8-9 năm, có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn, sau đó sẽ tiến hành sáp nhập, hợp nhất báo cáo tài chính.
Tương tự, theo lãnh đạo Vietcombank, với sự hỗ trợ theo quy định mà ngân hàng nhận được, thời gian xử lý sẽ không quá 8-10 năm để biến những tổ chức này thành các tổ chức tín dụng lành mạnh và hoạt động bình thường. Hơn nữa, việc chuyển giao bắt buộc này sẽ giúp Vietcombank có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, cơ sở khách hàng, mạng lưới… và có thể nhận sáp nhập hoặc tiếp tục duy trì tổ chức tín dụng như một ngân hàng con hoặc bán/chuyển nhượng tổ chức tín dụng cho nhà đầu tư mới.
Ngoài ra, theo quy định, sau khi nhận chuyển giao bắt buộc, các ngân hàng tham gia sẽ được nhiều ưu tiên từ cơ quan quản lý như được chấp thuận cho vay vượt hạn mức tăng trưởng tín dụng nếu đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định; đồng thời được mở thêm chi nhánh… Các chính sách về cổ tức, phân phối lợi nhuận sau thuế và trích lập các quỹ không phụ thuộc hoặc ảnh hưởng bởi việc nhận chuyển giao bắt buộc và độc lập với kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng trong thời gian thực hiện phương án nhận chuyển giao bắt buộc…
Nhận xét về vấn đề này, chuyên gia kinh tế - PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém cho một ngân hàng khỏe mạnh sẽ giúp tăng khả năng tái cơ cấu, giúp ngân hàng yếu kém có tiềm lực tài chính và quản trị chuyên nghiệp, từ đó giúp ổn định và an toàn hệ thống, bởi ngân hàng là ngành kinh doanh có điều kiện rất đặc biệt, nếu để một ngân hàng phá sản cũng sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế vĩ mô. Nhưng nhiều ý kiến cũng nhận định, việc chuyển giao và tái cơ cấu cần thực hiện một cách thận trọng và khoa học, bởi nền kinh tế đang trong giai đoạn chịu nhiều khó khăn trước các tác động bên ngoài.
Tin liên quan

Chuyển hồ sơ điều tra, xử lý trường hợp kinh doanh thương mại điện tử trốn thuế
10:01 | 13/05/2025 Thương mại điện tử

Chuyển giao quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu 18 tập đoàn, tổng công ty về Bộ Tài chính
16:11 | 28/02/2025 Tài chính

Hanoi Melody Residences: “Tọa độ nóng” của thị trường căn hộ nội đô
10:09 | 26/12/2024 Thị trường - Doanh nghiệp

Tích cực đàm phán mở cửa các thị trường cho sản phẩm sầu riêng
09:20 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 1-2%
09:18 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản
09:16 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tại Hưng Yên tăng vọt
15:32 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 5, ngành hàng không đón hơn 10 triệu khách
15:05 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường

Bất động sản công nghiệp kỳ vọng "đòn bẩy" sáp nhập tỉnh
08:56 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường

Doanh nghiệp nội giữ chân khách hàng bằng sản phẩm xanh
21:26 | 22/05/2025 Nhịp sống thị trường

"Doanh nghiệp Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đầu tư vào đô thị thông minh tại Việt Nam"
16:26 | 22/05/2025 Nhịp sống thị trường

Xăng RON95-III giảm 62 đồng/lít
16:22 | 22/05/2025 Nhịp sống thị trường

Nhiều địa phương mở đợt tấn công truy quét buôn lậu theo chỉ đạo của Thủ tướng
20:44 | 21/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Samsung khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow 2025 tại miền Trung
15:06 | 21/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Viettel đấu giá thành công quyền sử dụng tần số “đặc biệt” cho mạng 4G và 5G
14:00 | 21/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Doanh nghiệp logistics đón đầu cơ hội chuyển đổi xanh
13:02 | 21/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Hệ thống chưa ghi nhận được thói quen đọc tin của bạn.
Hãy đăng nhập/ đăng ký để hệ thống có thể cung cấp các bài viết theo nhu cầu đọc của bạn.
Tin mới

Cao Bằng thu trên 5.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và thực phẩm nhập lậu

Tích cực đàm phán mở cửa các thị trường cho sản phẩm sầu riêng

Nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 1-2%

Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản

Hải quan khu vực XVII: Tập trung chuyển đổi số để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực XVII: Tập trung chuyển đổi số để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

Chi cục Thuế khu vực II: Thu ngân sách 5 tháng đầu năm đạt trên 189.000 tỷ đồng

Từ 1/7/2025: Sử dụng số định danh cá nhân thay thế mã số thuế trong nhiều giao dịch

Chi cục Thuế khu vực I đồng loạt ra quân hỗ trợ hộ, cá nhân kinh doanh

Ngành Hải quan đào tạo về chuyển đổi số

Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng thu ngân sách trên đà tăng

Siết quản lý vùng trồng, khơi thông dòng chảy xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh

Nhập khẩu hàng hóa tăng hơn 23 tỷ USD

Tăng tốc cấp mã vùng sầu riêng: Thách thức nằm ở sau cánh cửa thị trường

Việt Nam nhập hơn 1 triệu tấn điều trong 4 tháng

Trái cây mùa vụ thêm nhiều cơ hội xuất khẩu sang Thái Lan

Cao Bằng thu trên 5.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và thực phẩm nhập lậu

Công an Đồng Nai điều tra vụ sản xuất hàng giả quy mô lớn

Hải quan khu vực XX: Kiểm soát chặt chẽ hàng hóa XNK qua biên giới

Hải quan giải mã bí ẩn trong những chiếc va ly ở cửa khẩu Lào Cai

Hải quan khu vực III triển khai tháng cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Khởi tố vụ án trốn thuế trong kinh doanh thương mại điện tử tại TP Vũng Tàu

Chính sách thuế khi cung cấp điện cho các nhà thầu xây dựng tại khu công nghiệp

Chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Gặp khó trong giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, nguồn gốc hàng hoá

Hoàn thuế nộp thừa với mặt hàng ngô hạt và khô dầu đậu tương

Nhiều rủi ro khi một doanh nghiệp lại có hai hệ thống sổ sách kế toán
