Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc "bẻ lái" sự chú ý quốc tế khỏi hành vi sai trái
Chiêu tấn công quyến rũ
Nhà khoa học chính trị Jeffrey W. Hornung tại tổ chức phi lợi nhuận RAND Corp trong bài viết đăng tải trên tờ Los Angeles Times cho rằng, xuất phát từ chiến thuật quen thuộc, Trung Quốc đã và đang thực hiện "cuộc tấn công quyến rũ" trên phạm vi toàn cầu để cố gắng phân tán sự chú ý của thế giới vào những cáo buộc liên quan đến trách nhiệm của Bắc Kinh trong việc bùng nổ đại dịch Covid-19.
|
|
Trung Quốc bồi đắp trái phép đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo. Ảnh: LA Times. |
“Chúng ta đã thấy một cái gì đó tương tự như thế này trước đây… Lần này, cuộc tấn công quyến rũ được thực hiện với khẩu trang và máy thở”, ông Hornung viết.
Hơn một thập kỷ trước, người ta thường nghe thấy Trung Quốc nói theo đuổi trỗi dậy hòa bình và vì thế mà dường như các nước trong khu vực không có gì phải lo lắng. Nhưng những lời lẽ đó hóa ra chính là một đòn tấn công quyến rũ.
Vào giữa những năm 2010, Trung Quốc đã bắt đầu đẩy mạnh chiến dịch hàng hải chống lại các nước láng giềng. Cho dù đó là câu chuyện Trung Quốc triển khai lực lượng quân sự, bán quân sự để đối đầu với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông hay việc ngang nhiên bồi đắp, xây đảo nhân tạo trái phép quy mô lớn ở Biển Đông… tất cả đều cho thấy tuyên bố trỗi dậy hòa bình không phải ý định thực sự của Bắc Kinh.
Theo Hornung, có thể thấy, đòn tấn công quyến rũ một lần nữa lại được Trung Quốc sử dụng khi nhìn vào cách ứng phó với đại dịch Covid-19 và cách hành xử của Bắc Kinh với các nước láng giềng. Mỹ cáo buộc Trung Quốc ngay từ sớm đã biết rõ dịch bệnh vượt khỏi tầm kiểm soát nhưng che giấu thông tin khiến dịch bệnh lan rộng và gây ra hậu quả nặng nề. Phía Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc này.
Nhà khoa học chính trị Hornung cho rằng để đánh lạc hướng sự chú ý của thế giới, Trung Quốc đã viện trợ cho hàng trăm quốc gia các vật tư y tế, gồm hàng chục triệu khẩu trang, hàng triệu bộ xét nghiệm và máy thở, bao gồm 1.000 máy thở cho bang New York, Mỹ. Đây là những tin tức tốt, nhưng không vì thế mà người ta có thể tin rằng Trung Quốc sẽ không có hành vi xấu với các nước láng giềng đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Trong vài tháng kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng ra khỏi biên giới Trung Quốc, nước này vẫn tiếp tục – và trong một số trường hợp là leo thang những hành động khiêu khích chống lại các nước láng giềng trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực phải vật lộn để đối phó với đại dịch.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm việc công bố thiết lập trạm nghiên cứu mới trên các căn cứ quân sự xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập và đá Subi ở quần đảo Trường Sa [của Việt Nam-ND]; vụ việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu đánh cá của Việt Nam…
Trung Quốc cũng thường xuyên thách thức Nhật Bản tại khu vực xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một nhóm gồm các đảo nhỏ tại Biển Hoa Đông do Nhật Bản kiểm soát nhưng Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Dữ liệu cho thấy các tàu Trung Quốc tiến vào vùng biển ở khu vực tranh chấp với Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong khoảng thời gian từ tháng 1-3/2020. Xu hướng này vẫn đang tiếp tục.
Theo nhà phân tích Hornung, trong khi các nước láng giềng “đau đầu” để ngăn chặn dịch bệnh, khắc phục các vấn đề về kinh tế, y tế, xã hội phát sinh thì Trung Quốc dường như đang lợi dụng sự xao lãng của các nước. Thông qua việc sử dụng “ngoại giao khẩu trang”, Trung Quốc muốn cố gắng để khiến các nước quên đi trách nhiệm của Bắc Kinh trong đại dịch toàn cầu.
Trung Quốc không bỏ lỡ cơ hội
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh bác bỏ cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng thời điểm các nước láng giềng bận tâm đối phó với Covid-19 để hành động, nói rằng Trung Quốc muốn chia sẻ những kinh nghiệm tốt của nước này, nhưng “sẽ không biến nó thành vũ khí hay công cụ địa chính trị”.
Nếu Trung Quốc thực sự quan tâm đến các quốc gia khác trong đại dịch toàn cầu này, hầu hết các nhà quan sát mong đợi hành vi của họ sẽ thay đổi. Và thế giới đã có được câu trả lời sau những diễn biến gần đây.
Trên thế giới, các nước khác đã tạm dừng xung đột để chiến đấu với kẻ thù sinh học chung. Ở Trung Đông, Saudi Arabia và UAE – trong cuộc chiến với lực lượng Houthi tại Yemen đã đơn phương tuyên bố ngừng bắn để giúp ngăn chặn đại dịch Covid-19 lan rộng. Tương tự ở Libya, cả hai bên trong cuộc xung đột đang diễn ra đã đồng ý ngừng bắn để nước này có thể tập trung chiến đấu với dịch bệnh. Ở khu vực Mỹ Latin, Quân đội Giải phóng Quốc gia – nhóm vũ trang cách mạng cánh tả của Colombia đã đơn phương tuyên bố ngừng bắn – một cử chỉ nhân đạo đối với người dân. Và tại châu Phi, lực lượng dân quân miền Nam Cameroon cũng tuyên bố ngừng bắn vì dịch bệnh bùng phát.
Không đâu xa, ngay cả ở chính Đông Nam Á, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đơn phương tuyên bố ngừng bắn với với lực lượng phiến quân khi chính phủ cố gắng ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Phiến quân Barisan Revolusi Nasional chống lại chính phủ Thái Lan cũng đơn phương tuyên bố dừng các hoạt động của họ do dịch bệnh. Điều đáng nói, đây quyết định ngừng bắn đầu tiên của họ trong cuộc xung đột kéo dài ở Thái Lan.
Những quyết định ngừng bắn nói trên đã chứng minh thực tế rằng quân đội và thậm chí là cả các nhóm phiến quân hoàn toàn có thể đặt lợi ích chung lên trên lợi ích của riêng họ trong thời điểm đại dịch lan rộng. Nhưng những gì Trung Quốc đang làm với các nước láng giềng dường như cho thấy họ không có ý định đi theo xu thế đó.
Chuyên gia Hornung chỉ ra, tờ Hoàn cầu Thời báo hồi giữa tháng 4/2020 còn “khoe” rằng trong khi nhóm tàu sân bay Trung Quốc đang thực hiện nhiệm vụ thì 4 tàu sân bay của hải quân Mỹ - gồm các chiếc USS Theodore Roosevelt, USS Ronald Reagan, USS Carl Vinson và USS Nimitz - bị gián đoạn hoạt động do xuất hiện các trường hợp nhiễm Covid-19 trên tàu.
"Hải quân Trung Quốc không gặp phải vấn đề như vậy", tờ Hoàn cầu Thời báo dẫn lời các chuyên gia quân sự Trung Quốc khẳng định.
“Đừng để khẩu trang và máy thở làm lạc hướng. Khi cơ hội xuất hiện, Trung Quốc dường như không thể lãng phí nó”, ông Hornung kết luận./.
Tin liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu vấn đề Biển Đông và giải pháp cho Myanmar
20:58 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam tham dự Diễn đàn ASEAN-Australia lần thứ 36 tại Melbourne
13:25 | 07/02/2024 Sự kiện - Vấn đề
Toàn văn Tuyên bố Báo chí chung Việt Nam-Philippines
08:13 | 31/01/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
15:22 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics