Chuyển động cùng Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030
Hoạt động nghiệp vụ tại Đội Hải quan Yên Bình, Chi cục Hải quan Thái Nguyên (Cục Hải quan Bắc Ninh). Ảnh: Quang Hùng |
Những văn bản đầu tiên
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường: Cơ quan Hải quan là đơn vị đi đầu về chuyển đổi số, xây dựng Kế hoạch cải cách gắn với định hướng phát triển của địa phương Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa của các cục hải quan tỉnh, thành phố cần phải đảm bảo nhất quán với định hướng chung của ngành Hải quan; bám sát các mục tiêu, mục đích và các nhiệm vụ trọng tâm được đề ra tại Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan đến năm 2025. Phù hợp với đặc điểm, đặc thù của đơn vị và gắn kết với định hướng phát triển chung của từng địa phương (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, thành phố, các chương trình, kế hoạch lớn của địa phương như: Chương trình cải cách hành chính của đơn vị và địa phương; Chương trình chuyển đổi số của địa phương; các Chiến lược phát triển của địa phương...). Các hoạt động của Kế hoạch phải rõ ràng, cụ thể, có sản phẩm đầu ra, đơn vị chủ trì và thời gian triển khai gắn với từng hoạt động; cần tính đến nguồn lực, kinh phí đảm bảo Kế hoạch được khả thi, thiết thực và hiệu quả. Ngoài ra, thể hiện được nội dung cơ quan Hải quan là đơn vị đi đầu trong các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương, trong ngành về chuyển đổi số, cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp… PV (ghi) |
Thời gian qua, ngành Hải quan đã có những bước tiến mạnh mẽ trong công tác cải cách thủ tục hành chính trên mọi hoạt động nghiệp vụ trước, trong và sau thông quan. Trong đó, ngành Hải quan cũng là một trong những ngành tiên phong áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Dựa trên nền tảng công nghệ thông tin (CNTT), ngành Hải quan đã xây dựng và đưa ra những giải pháp về số hóa, điện tử hóa trong thực hiện các thủ tục hải quan để nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện hoạt động XNK, thu hút đầu tư, được người dân, doanh nghiệp khi tham gia hoạt động XNK ghi nhận, đánh giá cao.
Đó là tiền đề để ngành Hải quan tiếp tục hiện thực hoá các mục tiêu tổng quát đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, là 1 trong 8 chiến lược nhánh của Chiến lược Tài chính đến năm 2030.
Đó là, xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh. Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan, quản lý hải quan. Quản lý thu thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu hiệu quả. Tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch và vận tải hợp pháp qua biên giới, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia.
Sau chưa đầy 4 tháng "khai sinh" Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, ngày 13/9/2022, Tổng cục Hải quan tiếp tục tham mưu và trình lãnh đạo Bộ Tài chính ký ban hành Chương trình hành động của Bộ Tài chính triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 (theo Quyết định số 1854/QĐ-BTC) và Kế hoạch Cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan đến năm 2025 (theo Quyết định só 1855/QĐ-BTC). Đây là những văn bản đầu tiên và là “kim chỉ nam” để ngành Hải quan hiện thực hoá các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược.
Có thể nói, chương trình hành động 10 năm sẽ là căn cứ để ngành Hải quan tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030. Đồng thời là căn cứ để phối hợp với cơ quan liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 trong trường hợp cần thiết.
Toàn Ngành cùng hành động
Cũng sau chưa đầy 1 tháng, ngày 3/10/2022, Tổng cục Hải quan tiếp tục ban hành Quyết định số 2158/QĐ-TCHQ về việc phân công nhiệm vụ đến từng đơn vị thuộc và trực thuộc tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan đến năm 2025.
Theo đó, ở cấp Tổng cục, Tổng cục Hải quan phân công các đơn vị nghiệp vụ như Cục CNTT và Thống kê Hải quan, Cục Thuế XNK, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Quản lý rủi ro, Vụ Tổ chức cán bộ… theo từng hoạt động, lộ trình triển khai cụ thể. Đơn cử như trong áp dụng quản lý rủi ro, Cục QLRR được giao chủ trì phối hợp với các đơn vị trong Ngành triển khai giải pháp về ứng dụng khoa học tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tích hợp dữ liệu lớn, phân tích thông minh nhằm nâng cao nghiệp vụ áp dụng QLRR trong quyết định soi chiếu đối với hàng hóa XNK. Theo đó, năm 2022 và năm 2023, tiếp tục phối hợp xây dựng bài toán CNTT tự động hỗ trợ phân tích đánh giá rủi ro, xác định trọng điểm để quyết định soi chiếu hàng hóa đáp ứng Hải quan số. Đồng thời, từ năm 2022 đến năm 2025, phối hợp xây dựng các chức năng của hệ thống CNTT đáp ứng số hóa thông tin, kết nối thông tin dữ liệu, tự động hỗ trợ phân tích xác định trọng điểm, lựa chọn soi chiếu…
Ở cấp cục hải quan, ngay trong tháng 10 và 11/2022, đoàn công tác của lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã lựa chọn và xây dựng chương trình làm việc với 11 cục hải quan trọng điểm gồm Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nam Ninh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu. Cùng tham gia đoàn công tác còn có đại diện 4 nhóm chuyên môn xây dựng Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 gồm: Thể chế; Nghiệp vụ, Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực; CNTT. Tại các buổi làm việc, đoàn công tác cũng ghi nhận sự khẩn trương của các cục hải quan trong việc xây dựng dự thảo để sớm ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa.
Tính đến 21/12, đã có 8 cục hải quan tỉnh, thành phố trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan ký ban Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan đến năm 2025; đang hoàn thiện trình ký ban hành đối với 10 cục. Còn dự thảo kế hoạch của 17 cục hải quan địa phương đã cơ bản đáp ứng yêu cầu nhưng còn một số hạn chế cần hoàn thiện trước khi trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan ký ban hành.
Quá trình triển khai Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 vẫn còn chặng đường dài phía trước, nhưng những chuyển động của ngành Hải quan trong thời gian qua cho thấy quyết tâm chính trị rất lớn, đem đến những sự tích cực, khởi đầu cho một giai đoạn cải cách, phát triển, hiện đại hóa Hải quan trong 5 năm và 10 năm tới.
Tin liên quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan
10:18 | 24/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 1: “Cuộc cách mạng” VNACCS
09:15 | 17/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
16:28 | 21/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Lộ trình triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh
10:28 | 12/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Hiện đại hóa hải quan
Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan
20:10 | 15/10/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu
14:32 | 13/08/2024 Hiện đại hóa hải quan
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan
09:58 | 01/07/2024 Hiện đại hóa hải quan
Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan
09:25 | 12/06/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình
11:12 | 09/05/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan
13:57 | 18/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan
21:01 | 15/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics