Facebook Twitter youtube Tiktok

6 phương châm hành động thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan

(HQ Online) - Cụ thể hóa các yêu cầu trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm, trọng điểm, đồng thời xác định và lựa chọn những ưu tiên thực hiện để tiếp tục tạo tiền đề, động lực, nền tảng cho quá trình xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới.
Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030: Cải cách thủ tục hành chính- tiền đề để hiện thực hóa mục tiêu
Phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030
Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030: Giảm đầu mối trung gian hướng đến mô hình hải quan thông minh
MEGASTORY: Thực hiện thành công Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020: Hình thành Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả
6 phương châm hành động thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp Yên Phong, Cục Hải quan Bắc Ninh. Ảnh: Q.H

Ngày 13/9/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 1854/QĐ-BTC về việc phê duyệt Chương trình hành động của Bộ Tài chính triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030.

Xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại

Ngày 20/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 628/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra trong Chiến lược, Bộ Tài chính ban hành Chương trình hành động của Bộ Tài chính triển khai thực hiện Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030.

Theo đó, Chương trình hành động xác định các nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Tài chính để chỉ đạo Tổng cục Hải quan, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ xác định trong Chiến lược phát triển Hải quan đảm bảo hoàn thành mục tiêu tổng quát đặt ra tại Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030: “Xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh. Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan, quản lý hải quan. Quản lý thu thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu hiệu quả. Tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch và vận tải hợp pháp qua biên giới, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia”.

Chương trình hành động này là căn cứ cho ngành Hải quan xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đã được đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030.

Chương trình hành động này là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030; đồng thời là căn cứ để phối hợp với cơ quan liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 trong trường hợp cần thiết.

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung công việc, nhiệm vụ xác định trong Chương trình hành động dựa trên những yêu cầu cơ bản như quán triệt đầy đủ và sâu sắc quan điểm, mục tiêu mà Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 đã đề ra cũng như các định hướng liên quan đến yêu cầu đổi mới, cải cách trong lĩnh vực tài chính xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025, Chiến lược tài chính đến năm 2030.

Đồng thời, cụ thể hóa các yêu cầu trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm, trọng điểm, đồng thời xác định và lựa chọn những ưu tiên thực hiện để tiếp tục tạo tiền đề, động lực, nền tảng cho quá trình xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới.

Đảm bảo sự nhất quán với việc tổ chức thực hiện các chương trình hành động của Chính phủ trong việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 5 năm và 10 năm tới, đặc biệt là Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Chương trình hành động của ngành Tài chính triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2030.

Lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở

Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, phương châm hành động của Bộ Tài chính thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 được xác định cụ thể như sau:

Một là, phát triển Hải quan phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; tuân thủ các quy định của pháp luật; đồng bộ, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chương trình cải cách nền hành chính Nhà nước; theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế về phát triển Hải quan; thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Hai là, phát triển Hải quan nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, chống buôn lậu và gian lận thương mại hiệu quả; thực thi đầy đủ, toàn diện các cam kết quốc tế về thuế xuất nhập khẩu, hải quan và tạo thuận lợi thương mại mà Việt Nam đã ký kết; ứng phó hiệu quả với các thay đổi liên quan tới các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về Hải quan, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Ba là, phát triển Hải quan trên cơ sở kế thừa, phát triển các thành tựu cải cách, hiện đại hóa đã đạt được, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tiếp tục hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý Nhà nước về Hải quan.

Bốn là, lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, hiện đại hóa mô hình quản lý hải quan làm trọng tâm, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong ngành hải quan làm nền tảng cho phát triển Hải quan trong thời kỳ mới.

Năm là, tập trung đầu tư để hiện đại hóa hải quan tại các vùng, địa bàn trọng điểm, đồng thời có tính đến sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng, địa bàn đảm bảo sự phát triển, hiện đại hóa chung của Hải quan Việt Nam.

Sáu là, kết hợp phát huy nội lực là chính, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững.

Quang Hùng

Tin liên quan

​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện  trong lĩnh vực Hải quan

​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan

(HQ Online) - Những tồn tại, bất cập liên quan đến Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) vệ tinh đã được Tổng cục Hải quan sớm nhận diện. Do đó, một mặt ngành Hải quan đã và đang tích cực tìm các giải pháp để xử lý, mặt khác tập trung nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực hải quan đáp ứng theo chủ trương của Chính phủ.
​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới

​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới

(HQ Online) - Với sự phát triển mạnh mẽ của quy mô nền kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày một lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh, hiện nằm trong Top 20 thế giới, do đó “chiếc áo” VNACCS/VCIS đã chật, đòi hỏi rất khẩn trương nâng cấp hoặc xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) mới để đáp ứng nhu cầu tạo thuận lợi thương mại và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan trong tình hình mới!
​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 1: “Cuộc cách mạng” VNACCS

​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 1: “Cuộc cách mạng” VNACCS

(HQ Online) - Hiện đại hóa hải quan là một tiến trình được ngành Hải quan tập trung triển khai liên tục nhiều năm qua, nhằm tạo thuận lợi thương mại và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan. Trong tiến trình đó, Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS mang một dấu ấn đậm nét, mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, góp phần quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan

Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan

(HQ Online) - Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan có nhiệm vụ định hướng xây dựng những nội dung, kế hoạch, chiến lược lớn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan.
Lộ trình triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Lộ trình triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

(HQ Online) - Tổng cục Hải quan vừa có quyết định triển khai nhiệm vụ là đơn vị đầu mối thực hiện Kế hoạch triển khai nhiệm vụ tại Quyết định số 865/QĐ-TTg ngày 17/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 – 1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan

Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan

(HQ Online) - Chuyển đổi số trong ngành Hải quan không chỉ đơn thuần là một bước đi tất yếu trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mà còn là một yêu cầu cấp bách để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cũng không thiếu những thách thức, từ việc thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng cho đến áp lực tài chính.
Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan

Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan

(HQ Online) - Hệ thống cửa khẩu biên giới Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, song vẫn tồn tại nhiều bất cập về quy hoạch và hạ tầng. Việc quy hoạch tổng thể khu vực cửa khẩu biên giới đất liền gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan sẽ góp phần hiện đại hóa công tác quản lý, giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp và đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực biên giới.
Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu

Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu

(HQ Online) - Thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh là yêu cầu quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính về công tác chuyển đổi số; phù hợp với xu thế và tiến trình cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan.
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan

Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan

(HQ Online) - Ngày 27/6, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành Quyết định 1550/QĐ-TCHQ về sửa đổi, bổ sung Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan

Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan

(HQ Online) - Công ty Hewlett Packard Enterprise (HPE) vừa phối hợp với Công ty HiPT có buổi trình bày về thông tin, giải pháp chuyển đổi số liên quan đến công tác nghiệp vụ của cơ quan Hải quan.
Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình

Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình

(HQ Online) - Trong 214 thủ tục hành chính do cơ quan Hải quan thực hiện, có 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

(HQ Online) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan.
Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan

Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan

(HQ Online) - Để giám sát hiệu quả hàng hóa ra, vào hệ thống kho, bãi, cảng trên địa bàn quản lý, Cục Hải quan TPHCM đã chủ động ứng dụng giám sát bằng hệ thống camera, tăng tỷ lệ soi chiếu.
Xem thêm
cong-ty-cp-cang-cai-mep-gemadept-terminal-link
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

Từ nay đến hết 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chuỗi chương trình ưu đãi hấp dẫn với hàng nghìn phần quà cho khách hàng mới, tổng giá trị lên tới 13 tỷ đồng.
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chỉ riêng thị trường Trung Quốc chiếm tới 38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Vượt qua điện thoại và linh kiện, những năm gần đây, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện liên tục đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu.
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình tín dụng “Hưởng vay ưu đãi – Khởi sắc tương lai” nhằm đồng hành cùng Khách hàng cá nhân trong hành trình chinh phục các mục tiêu phát triển, mở rộng kinh doanh trong năm 2025.
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2024 sang thị trường EU đã rời vị trí top đầu xống vị trí thứ 4. Các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội XK cá tra sang EU trong năm nay.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động