Chương trình GDPT mới: Các môn tích hợp sẽ được dạy như thế nào?
Theo đó, ở bậc THCS có 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó có môn Lịch sử và Địa lý và môn Khoa học tự nhiên sẽ dạy tích hợp. Đối với môn Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành vật lí, hóa học, sinh học và khoa học trái đất. Đối với môn Lịch sử và Địa lý được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành lịch sử và địa lý.
Theo Bộ GD&ĐT, học sinh đã học môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở cấp tiểu học, không gặp khó khăn trong việc tiếp tục học các môn này ở bậc THCS. Chương trình hai môn này được thiết kế theo mạch nội dung phù hợp với chuyên môn của giáo viên dạy đơn môn hiện nay nên giáo viên cũng không gặp khó khăn trong thực hiện.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cũng giải thích thêm: Đối với môn Lịch sử và Địa lý có mạch kiến thức Lịch sử riêng, Địa lý riêng, trong đó mỗi lớp sẽ có một chuyên đề tích hợp (kiến thức liên môn của hai môn này) khoảng từ 6-10 tiết. Như vậy, môn Lịch sử và Địa lý có số tiết học tương đương với môn Lịch sử và môn Địa lý hiện nay. Do đó, việc phân công cũng tương đối dễ dàng bởi giáo viên môn nào sẽ phụ trách môn đấy trong một thời lượng liên tục, có thể một học kỳ hoặc nửa học kỳ. Như vậy, việc bố trí giáo viên giảng dạy môn Lịch sử và Địa lý sẽ không có nhiều khó khăn.
“Thực tế chương trình hiện hành dạy môn Lịch sử và môn Địa lý tách biệt nhưng cũng đã có một số kiến thức liên môn. Vì thế, giáo viên môn Lịch sử khi dạy vẫn phải có những liên hệ với những kiến thức Địa lý và ngược lại”, ông Thành nhấn mạnh.
Theo ông Thành, các kiến thức của 3 môn, bao gồm Vật Lý, Hóa học, Sinh học được thiết kế thành một môn tích hợp là Khoa học tự nhiên. Tính toán số lượng tiết học hiện nay, môn Vật lý có 5 tiết/ tuần, môn Hóa học có 4 tiết/tuần, môn Sinh học có 8 tiết/tuần cho cả 4 khối lớp ở bậc THCS. Tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ các mạch kiến thức của môn Vật lý, Hóa học, Sinh học được thiết kế ở môn Khoa học tự nhiên trong Chương trình GDPT mới.
Ông Thành cũng khẳng định: “Lượng kiến thức các môn tích hợp trong Chương trình GDPT mới tương đồng với chương trình hiện hành nên sẽ không có sự xáo trộn về giáo viên. Bởi hiện các trường đều có số giáo viên cơ bản đáp ứng với môn tích hợp”.
Đối với việc sắp xếp thời khóa biểu các mô tích hợp, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, đối với các mạch chủ đề trong môn tích hợp của từng khối lớp đều được phân rõ ràng, tỉ lệ bao nhiêu phần trăm cho từng môn. Như vậy, việc sắp xếp thời khóa biểu nhà trường sẽ được linh hoạt. Ví dụ: Hiện nay, chu kỳ thời khóa biểu đang được sắp xếp theo tuần, nhưng khi triển khai Chương trình GDPT mới các trường phải sắp xếp theo chu kỳ khác như chu kỳ nửa kỳ hoặc một học kỳ.
Một trong những điểm đặc biệt của chương trình GDPT mới là chỉ quy định số tiết/năm, chứ không quy định số tiết/tuần như các chương trình hiện hành. Điều này cho phép các trường chủ động trong việc sắp xếp thời khóa biểu dạy các môn học.
Vì vậy, trong vòng nửa kỳ, trường có thể thực hiện dạy mạch kiến thức môn Hóa học, nửa kỳ tiếp theo sẽ dạy hết mạch kiến thức môn Sinh học, nửa kỳ tiếp theo nữa sẽ dạy mạch kiến thức của môn Vật lý. Với cách sắp xếp như vậy, các nhà trường sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí thời khóa biểu một cách phù hợp.
Bên cạnh đó, trong cơ cấu một trường hiện nay có khoảng 32 lớp, mỗi khối có 8 lớp cần khoảng 3 giáo viên Vật lý, 2 giáo viên Hóa học và 4 giáo viên Sinh học. Theo đó, việc phân công, bố trí thực hiện theo thời khóa biểu môn Khoa học tự nhiên là hoàn toàn khả thi.
Tin liên quan
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics