Chưa gỡ vướng mắc “sống còn”, Nhiệt điện Thái Bình 2 khó phát điện trong 2020?
Nhiệt điện Thái Bình 2: Không có quyết sách, dự án sẽ sớm đóng cửa | |
PVN nói gì khi Nhiệt điện Thái Bình 2 vẫn “tắc”? | |
Bộ Công Thương kiến nghị giải cứu Nhiệt điện Thái Bình II |
Tiến độ tổng thể của dự án NMNĐ Thái Bình 2 hiện đạt hơn 84%. Ảnh: PVN |
Tiến độ tổng thể đạt hơn 84%
Dự án NMNĐ Thái Bình 2 có tổng mức đầu tư (điều chỉnh lần 2) hơn 41 nghìn tỷ đồng, đến nay tiến độ tổng thể đạt hơn 84%. Trong đó, hầu hết các hạng mục xây dựng chính của dự án đều đã hoàn thành cơ bản và đang vào giai đoạn hoàn thiện.
Theo thông tin mới nhất từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), tiến độ cụ thể của dự án như sau: Thiết kế đạt 99,6%; ký các Hợp đồng mua sắm đạt 99,71%; gia công, chế tạo và vận chuyển đạt 93,89%; thi công đạt 82,2% và chạy thử đạt 3,6%.
Đây là một trong những dự án chậm tiến độ điển hình của PVN. PVN đánh giá, đến nay, dự án ghi nhận đạt được một số kết quả, là những dấu mốc quan trọng trong công tác xây dựng. Cụ thể, từ ngày 23/9 đến 26/9 vừa qua, Dự án NMNĐ Thái Bình 2 hoàn thành đóng điện xung kích thành công máy biến áp T3 và tiến hành ngâm điện 72 giờ liên tục.
Đến 9 giờ ngày 29/10, Tổng thầu và các chuyên gia chạy thử đã tiến hành đóng điện thành công máy cắt 933A, B lấy nguồn từ lưới 220kV Hệ thống điện Quốc gia cấp cho hệ thống tủ trung thế, hạ thế để phục vụ công tác chạy thử của nhà máy. Nguồn điện tự dùng này được sử dụng để chạy thử các hệ thống trong nhà máy như: Hệ thống xử lý nước, hệ thống điều hòa thông gió, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống lò hơi phụ,…
Để đạt được những dấu mốc quan trọng này, các hạng mục công việc liên quan như: Sân phân phối 220kV, Nhà Điều khiển Trung tâm, Hệ thống điện trung thế, hạ thế,… trước đó đều phải được lắp đặt hoàn thiện và sẵn sàng cho việc nhận điện ngược.
“Đây là những hạng mục hết sức quan trọng được coi là trái tim của nhà máy. Việc đóng điện thành công đảm bảo nguồn điện ổn định hơn, chất lượng cao hơn phục vụ công tác chạy thử”, PVN đánh giá.
Vẫn chưa tháo được vướng mắc “sống còn”
Dù đã có một số bước tiến mới, song theo PVN, trong quá trình triển khai, Dự án NMNĐ Thái Bình 2 đã gặp phải khó khăn trên nhiều phương diện, trong đó đặc biệt là các vấn đề như: Dòng tiền chậm, khó khăn trong công tác thu xếp vốn, nguồn nhân sự thiếu hụt, đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao.
Ngoài ra, các kiến nghị của PVN với Chính phủ để tháo gỡ cơ chế tài chính cho dự án mặc dù đã được các bộ, ngành cơ bản đồng thuận nhưng đến nay các cấp có thẩm quyền vẫn chưa có quyết sách cuối cùng để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của dự án, đặc biệt là kiến nghị về việc sử dụng vốn chủ sở hữu vượt tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn của dự án.
“Đây đang là vấn đề sống còn để đưa dự án đi vào vận hành vào năm 2020, đảm bảo hiệu quả của dự án đối với nguồn điện quốc gia, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước”, PVN nêu rõ.
Xung quanh những khó khăn trong triển khai dự án này, cuối tháng 7 vừa qua, Ban chỉ đạo các công trình điện trọng điểm quốc gia, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cùng Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành có liên quan đã có buổi làm việc trực tiếp tại dự án NMNĐ Thái Bình 2.
Phát biểu tại buổi làm việc, chính ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch HĐTV PVN đã nói: “Hiện nay, tài chính là 1 trong 4 vấn đề chính tại NMNĐ Thái Bình 2. Làm gì cũng phải có tiền. Nếu không có quyết sách sớm thì dự án đóng cửa sớm”.
Cũng theo ông Thanh, dự án có nhiều khó khăn, trong quá trình làm, tổng thầu là Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) có nhiều sai phạm. Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính cắt tín dụng, dự án không thể vay được nữa. Tuy nhiên, nếu thay tổng thầu của dự án thì còn nguy hiểm hơn. Hiện nay, PVN đã trực tiếp vào cuộc, chỉ đạo, vận hành mọi vấn đề từ con người, vốn…, lên kế hoạch triển khai tiếp khi có tiền.
Thời gian tới, PVN cho rằng, bên cạnh sự nỗ lực của PVN, Ban Quản lý dự án, rất cần sự quan tâm, sát sao, quyết sách dứt khoát, tháo gỡ kịp thời của các cấp thẩm quyền để đạt được mục tiêu phát điện thương mại tổ máy số 1 vào tháng 12/2020 và tổ máy số 2 vào quý I/2021 như yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2019.
Tin liên quan
Cần 9 triệu tấn than cho điện trong 5 tháng cuối năm
13:52 | 15/08/2022 Xuất nhập khẩu
TKV cấp bù 800.000 tấn than cho các nhà máy nhiệt điện của EVN
10:46 | 24/04/2022 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Yêu cầu nhà máy nhiệt điện tăng cường bảo vệ môi trường
17:09 | 02/02/2020 Kinh tế
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics