Chống mỹ phẩm giả, nhập lậu: Còn lắm gian truân
Phát hiện nhiều vi phạm
Theo Chi cục Quản lí thị trường (QLTT) TP.HCM, thời gian qua, đơn vị đã thường xuyên chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại, đặc biệt là các mặt hàng mỹ phẩm, tuy nhiên, tình hình kinh doanh mỹ phẩm giả, nhập lậu trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp. Hàng hóa nhập lậu trong đó có mỹ phẩm được vận chuyển qua đường bộ biên giới các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nam bộ rồi vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không vào thành phố. Hàng hóa nhập lậu còn được vận chuyển vào thành phố thông qua hành lý xách tay, hàng NK chính ngạch, tiểu ngạch gian lận khai báo về chủng loại, số lượng...
Đối với công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ dù đã luôn được các Đội QLTT thường xuyên kiểm tra xử lý, nhưng tình hình buôn bán hàng giả trong đó có mỹ phẩm còn phổ biến. Các đối tượng kinh doanh hàng hóa có chứng từ, hàng thật xen lẫn với hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn xảy ra tại các trung tâm thương mại, chợ truyền thống, khu vực xung quanh các khu công nghiệp, khu chế xuất, các tuyến đường phố... Dự báo tình hình hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm về nhãn hàng hóa trong thời gian tới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Nguyên nhân là do buôn bán hàng giả có lợi nhuận cao, người tiêu dùng thích sử dụng hàng có gắn thương hiệu nổi tiếng, giá rẻ.
Thời gian qua, lực lượng QLTT TP.HCM đã phát hiện nhiều vụ tàng trữ, kinh doanh mỹ phẩm giả, nhập lậu. Trong đó, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, Chi cục QLTT đã phát hiện 141 vụ vi phạm trong tổng số 142 vụ kiểm tra, tạm giữ trên 1.000 kg, 110 lít và 103.293 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm các loại không có hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; 210 chai nước hoa giả mạo nhãn hiệu; 10.122 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm dưỡng thể, dầu gội, xà bông, tinh dầu ngựa, kem dưỡng, xịt dưỡng tóc, nước hoa hồng hết hạn sử dụng; 141.062 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm các loại không có nhãn phụ tiếng Việt hoặc nhãn hàng hóa không ghi đủ các nội dung bắt buộc theo quy định.
Khó khăn chồng chất
Bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh, Giám đốc truyền thông và đối ngoại Công ty TNHH L’OREAL Việt Nam chia sẻ, mặc dù DN rất quan tâm đến công tác chống hàng giả, hàng nhập lậu, tuy nhiên đối với DN đây là cuộc chiến không cân sức vì có quá nhiều khó khăn. Điển hình như DN phải chủ động điều tra và cung cấp thông tin chi tiết về điểm bán hàng giả, hàng nhập lậu đến cơ quan chức năng. Điều này là bất khả thi đối với một số điểm như sân bay. DN cũng không nhận được công văn phản hồi từ cơ quan chức năng khi gửi công văn đề nghị kiểm tra. Thời gian thực hiện kiểm tra nếu có thường diễn ra sau khi nhận công văn từ 1-3 tháng. Đối với các điểm bán hàng trên mạng, dù DN có thông tin cũng bị từ chối kiểm tra với nhiều lý do về nghiệp vụ, nhân lực. DN cũng không nhận được thông báo về việc hủy lô hàng giả, nhập lậu.
Theo bà Trinh, một điều đáng buồn là trong các đợt tấn công hàng giả theo yêu cầu của Chính phủ, các chủ nhãn hiệu như L’Oreal thường xuyên được kiểm tra và chính trong thời gian DN phải ngưng cung cấp hàng ra thị trường để phục vụ công tác kiểm tra, vô hình trung tạo cơ hội cho hàng lậu và hàng giả tràn ngập thị trường do không có nguồn cung chính hãng. Một khó khăn khác là theo quy định hiện nay, thời gian làm thủ tục NK hàng mỹ phẩm là trên 9 tháng. “Mặc dù siết chặt các quy định cho mỹ phẩm chính hãng nhưng thực tế các cơ quan chức năng lại không thể kiểm soát nổi lượng hàng xách tay ngoài thị trường. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến 75% sản phẩm trên thị trường là hàng hàng lậu, hàng giả”, bà Trinh nhấn mạnh.
Về phía cơ quan chức năng, ông Phan Hoàn Kiếm, Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP.HCM cho biết, trong quá trình kiểm tra phát hiện hàng hóa nghi ngờ là hàng giả, Chi cục thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm chủ sở hữu hoặc đại diện sở hữu trí tuệ được ủy quyền để liên hệ về việc giám định làm cơ sở cho việc xử lý vi phạm. Điều đó cũng cho thấy các DN cũng chưa có những động thái tích cực trong việc hợp tác lâu dài với cơ quan thực thi. Một hoạt động khác không kém phần quan trọng được Chi cục quan tâm duy trì trong công tác chống hàng lậu, hàng giả là tổ chức các gian hàng triển lãm, trưng bày, đối chứng hàng thật, hàng giả. Tuy nhiên, gần đây hoạt động này ít nhận được sự hưởng ứng từ các DN uy tín, một phần vì DN lo ngại bị lộ bí mật sản phẩm, mặt khác e ngại bị sụt giảm doanh số vì thông tin hàng bị làm giả...
Đối với hàng nhập lậu, thường tập trung tại các điểm tập kết bến bãi, trung chuyển hàng hóa. Các chủ kho hàng, chủ bến bãi chỉ hợp đồng cho thuê kho, chủ trung chuyển hàng hóa chỉ thực hiện giao nhận hàng hóa mà không quan tâm đến hàng hóa, hóa đơn, chứng từ của hàng hóa dẫn đến tình trạng hàng nhập lậu được cất giữ chờ dịp được mang đi tiêu thụ trên thị trường, khi kiểm tra rất khó xác định được chủ hàng vi phạm để xử lý.
Ngoài ra, theo ông Phan Hoàn Kiếm, trên thực tế, ngoài một số ít thương hiệu nổi tiếng có xây dựng được bộ phận nhân sự bảo vệ thương hiệu, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thì phần lớn các DN bị xâm phạm quyền vẫn chưa chủ động liên hệ với cơ quan thực thi do các thủ tục khi nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm theo quy định còn rườm rà, phức tạp. Bên cạnh đó, hiện nay việc đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả ở nước ta chủ yếu là áp dụng biện pháp hành chính vì giải quyết được tương đối nhanh các yêu cầu trước mắt như tịch thu và tiêu hủy hàng hóa. Tuy nhiên, biện pháp này chế tài không đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, người vi phạm sau khi nộp phạt thường tiến hành thay đổi pháp nhân để tiếp tục kinh doanh hàng giả. Trong khi đó, biện pháp khởi kiện lại rất ít được các chủ thể quyền áp dụng do việc áp dụng quy trình tố tụng thường kéo dài thời gian không đáp ứng được yêu cầu cấp bách của việc ngăn chặn thiệt hại dẫn đến tâm lý ngán ngại cho DN.
Giải pháp nào?
Từ thực tế công tác chống hàng giả, hàng lậu thời gian qua, đại diện Công ty L’Oreal kiến nghị, để chống hàng giả, hàng lậu, các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ với các DN như cần có phản hồi khi DN có công văn đề nghị kiểm tra, bố trí thời gian thực hiện kiểm tra hợp lý. Cần nâng cao nghiệp vụ kinh doanh thương mại điện tử cho cán bộ thực thi. Tăng cường việc kiểm tra việc nhập hàng mỹ phẩm qua cửa khẩu hàng không (100% chuỗi cửa hàng NK không có công bố của Cục Quản lí dược). Cuối cùng là cần giảm mức độ kiểm tra các DN chính hãng và hệ thống phân phối hàng chính hãng đã đăng ký.
Thừa nhận còn hạn chế phối hợp với cơ quan thực thi trong công tác chống hàng giả vì ngại thủ tục, đại diện Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn cho biết, trong những năm qua, để hạn chế hàng giả tiếp cận người tiêu dùng, công ty đã chủ động đưa hàng đến tận nhà phân phối, khuyến khích các nhà phân phối xây dựng các cửa hàng chuẩn mực, tạo điểm bán uy tín cho khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cũng đã bố trí các đội bán hàng tiếp cận khách hàng qua các kênh phục vụ khách du lịch, tổ chức truyền thông cho khách du lịch về cách phân biệt hàng thật, hàng giả. Cùng với đó, Công ty cũng đầu tư thay đổi bao bì, thiết kế sử dụng tem chống giả công nghệ cao để chống hàng giả...
Để hạn chế hàng lậu, hàng giả, theo ông Phan Hoàn Kiếm, trước hết các DN phải tự bảo vệ mình bằng cách đầu tư dây chuyền, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, giám sát chặt chẽ đội ngũ cán bộ, công nhân, kỹ thuật không tiếp tay cho việc làm hàng giả. Bên cạnh đó, các DN chủ động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thực hiện đầy đủ các quy định về công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định. Đặc biệt, chú trọng tìm hiểu về Luật Sở hữu trí tuệ, tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác hoặc tự đánh mất thương hiệu của mình, nắm vững luật pháp về sở hữu trí tuệ và quyền xử lí của các cơ quan Nhà nước để khởi kiện hoặc tố cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, quản lý tốt hệ thống bán hàng, thiết lập các kênh lưu thông hàng hóa chính hiệu.
Ngoài ra, theo ông Kiếm, các DN cần tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng qua việc cung cấp thông tin cần thiết về các đối tượng vi phạm, phương thức thủ đoạn, phối hợp tuyên truyền. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng thật, hàng giả, có chính sách khuyến khích người tiêu dùng cung cấp thông tin khi phát hiện ra hàng giả, hàng nhái để thông báo cho DN.
Tin liên quan
Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc người nước ngoài
16:27 | 04/11/2024 An ninh XNK
Quảng Ninh: Ngăn chặn vận chuyển giống vật nuôi nhập lậu
16:11 | 04/11/2024 An ninh XNK
Đột kích tụ điểm sản xuất tất chân giả nhãn hiệu nổi tiếng
15:26 | 04/11/2024 An ninh XNK
Hải quan thu nộp ngân sách hơn 745 tỷ đồng từ công tác chống buôn lậu
13:58 | 04/11/2024 An ninh XNK
Xử lý gần 7.600 tấn bột đạm động vật là vật chứng vụ án buôn lậu
15:32 | 03/11/2024 An ninh XNK
Ba giám đốc doanh nghiệp TPHCM bị tạm hoãn xuất cảnh
10:11 | 03/11/2024 An ninh XNK
Nhiều "đại gia" nộp thuế sau cưỡng chế
09:52 | 03/11/2024 An ninh XNK
Lạng Sơn: Thách thức mới trong chống buôn lậu, gian lận thương mại
07:01 | 03/11/2024 An ninh XNK
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
19:33 | 02/11/2024 An ninh XNK
Khởi tố đối tượng bán hàng qua sàn thương mại điện tử thu trăm tỷ nhưng trốn thuế
12:36 | 02/11/2024 An ninh XNK
Hải quan TPHCM: Kiểm tra trọng điểm 4 nhóm hàng hóa chứa chất độc hại
17:41 | 01/11/2024 An ninh XNK
Xử phạt 2 doanh nghiệp bán trang sức giả nhãn hiệu trên mạng xã hội
14:38 | 01/11/2024 An ninh XNK
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt bị dừng làm thủ tục hải quan
22:54 | 31/10/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK