Chính sách tài khóa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Sự hỗ trợ của chính sách tài khóa đã góp phần giúp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 đạt 2,58%. Ảnh: H.A |
Chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả
Trong hai năm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 (2021-2022), chính sách tài khóa đã bám sát diễn biến của nền kinh tế, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho người dân, DN gặp khó khăn do đại dịch. Với số tiền miễn, giảm, gia hạn thuế hàng năm lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng, các chính sách tài khóa đã có những tác động tích cực, góp phần quan trọng hỗ trợ và phục hồi nền kinh tế - xã hội.
Tính chung các giải pháp thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã được ban hành, thực hiện năm 2021, số tiền hỗ trợ cho DN, người dân dự kiến khoảng 145 nghìn tỷ đồng, trong đó, số tiền được gia hạn khoảng 120 nghìn tỷ đồng; số tiền được miễn, giảm khoảng 25 nghìn tỷ đồng. Sự hỗ trợ của chính sách tài khóa đã góp phần giúp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 đạt 2,58%.
Kết quả triển khai thực hiện các chính sách trong nửa đầu năm, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí đã được miễn, giảm, gia hạn khoảng 39,8 nghìn tỷ đồng, trong đó: số tiền gia hạn khoảng 7,4 nghìn tỷ đồng, bằng 5,5% số dự kiến gia hạn (135 nghìn tỷ đồng) khi xây dựng chính sách; số tiền miễn, giảm khoảng khoảng 32,4 nghìn tỷ đồng, bằng 35,8% trên tổng số tiền dự kiến miễn, giảm (90,5 nghìn tỷ đồng) khi xây dựng chính sách. Tính cả 6,1 nghìn tỷ đồng số tiền miễn, giảm theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổng số tiền đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn trong nửa đầu năm 2022 khoảng 45,9 nghìn tỷ đồng. |
Bước sang năm 2022, triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách thu, chi NSNN, cân đối đảm bảo nguồn lực thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Về chi NSNN, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách quan trọng để tiếp tục hỗ trợ các đối tượng khó khăn như nghị định về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội; quyết định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền các chính sách quan trọng khác.
Nhờ sự vào cuộc chủ động, tích cực của Bộ Tài chính và các chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và DN, trong nửa đầu năm 2022, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6,42%, cao gấp 3 lần so với năm 2020.
Nỗ lực lớn của Bộ Tài chính
Theo đánh giá của giới chuyên gia cũng như người dân, DN, đặt trong tổng thể các giải pháp hỗ trợ DN, người dân đã được ban hành và triển khai thực hiện vào thực tế, các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và được cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì tăng trưởng.
Tại Hội nghị sơ kết công tác tài chính ngân sách 6 tháng năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá Bộ Tài chính đã chủ động, kịp thời đề xuất ban hành, triển khai nhiều chính sách tài khóa, nhất là các chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tích cực góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy đà phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều chính sách đã phát huy hiệu lực hiệu quả, được dư luận đánh giá tốt.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, các chính sách hỗ trợ về miễn giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất thuộc gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội là sự cố gắng rất lớn của Quốc hội, Chính phủ cũng như nỗ lực cân đối của Bộ Tài chính. Theo chuyên gia, thực hiện Chương trình phục hồi nền kinh tế, các chính sách miễn giảm thuế đã được triển khai, trong đó đáng chú ý là việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng với một số mặt hàng có thuế suất 10%. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng, tỉ mỉ, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đã tạo “tác động kép” đến chính sách tài khoá tiền tệ cũng như nền kinh tế, kích thích hoạt động tiêu dùng, tạo điều kiện để mở rộng hoạt động sản xuất của nền kinh tế, đồng thời giá hàng hoá giảm cũng làm giảm áp lực lạm phát. Cùng với đó, sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, giá xăng dầu tăng cao, Bộ Tài chính cũng đã kịp thời đề xuất trình Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cắt giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu xuống kịch khung thuế nhằm giảm giá xăng dầu cũng như đảm bảo các cân đối vĩ mô, giảm áp lực lạm phát.
“Đến thời điểm này, các cân đối vĩ mô đã được đảm bảo, giữ ổn định và đà hồi phục, tăng trưởng của DN cũng như nền kinh tế nói chung đã “vào guồng”, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh đánh giá.
Ông Đinh Trọng Thịnh cũng nhấn mạnh, các chính sách đã được Bộ Tài chính tham mưu ban hành hoặc ban hành rất kịp thời, đảm bảo việc thực thi các chính sách tốt. Các chính sách được hoàn thiện ngày càng phù hợp hơn để đi vào đời sống một cách nhanh nhất, đáp ứng yêu cầu của mỗi thời điểm, bối cảnh cụ thể. Điều này thể hiện sự cố gắng nỗ lực rất lớn của Bộ Tài chính để hỗ trợ người dân, DN, hỗ trợ nền kinh tế.
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia: Trong bối cảnh DN, người dân và cả nước đang nỗ lực phục hồi sản xuất – kinh doanh sau dịch Covid-19 dù môi trường quốc tế đang nhiều rủi ro – thách thức, các gói chính sách hỗ trợ theo kế hoạch chung và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023 mà Quốc hội và Chính phủ đã ban hành từ đầu năm, trong đó có chính sách tài khóa đã và đang lan tỏa vào cuộc sống và thể hiện rõ nét. Nhờ các chính sách tài khóa với giảm, giãn hoãn thuế, tiền thuê đất, ổn định chi phí đầu vào cho DN (như giảm thuế, phí đối với xăng dầu) đã giúp hoạt động sản xuất – kinh doanh phục hồi tích cực. Tiêu dùng trong nước phục hồi nhờ môi trường vĩ mô được duy trì ổn định và các chính sách giảm thuế (giảm thuế GTGT, thuế XNK, thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo vệ môi trường…). Chính sách tài khóa đã góp phần kiểm soát giá cả, lạm phát trong bối cảnh đang tăng cao.
|
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics