Chính sách hỗ trợ cần quan tâm doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. |
Tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nước ta, những giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ nên được triển khai như thế nào, thưa ông?
Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trở lại nên doanh nghiệp trong nước vẫn rất khó khăn. Một trong những khó khăn nhất của doanh nghiệp là về nguồn vốn và thanh khoản. Chính vì vậy, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp giảm thiểu khó khăn. Trong đó, mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định cho phép gia hạn thời gian nộp thuế, phí và tiền thuê đất. Theo tôi, đây là quyết định rất kịp thời để tiếp sức cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Đây không chỉ giải pháp cho vấn đề về kinh tế, tăng trưởng mà còn là giải pháp về an sinh xã hội, ổn định chính trị xã hội của nước ta trong thời gian tới.
Vì thế, bên cạnh các biện pháp như trên, cộng đồng doanh nghiệp đề nghị Chính phủ đánh giá, xem xét tác động và tiếp tục mở rộng đối tượng được hỗ trợ, tiếp tục hoàn thiện các biện pháp trợ giúp doanh nghiệp, đặc biệt phải chú trọng doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ. Đặc biệt, chúng ta đang có lỗ hổng chính sách và pháp lý đối với hộ kinh doanh, nên thời gian tới cần đưa ra những quy định pháp lý để bảo vệ và hỗ trợ các hộ kinh doanh. Giúp các hộ kinh doanh cũng được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ. Điều này sẽ giúp các hộ kinh doanh lớn lên thành doanh nghiệp, tạo thành cộng đồng doanh nghiệp bền vững và hiệu quả hơn.
Theo ông, các doanh nghiệp mong muốn gì trong việc điều hành kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp từ cơ quan quản lý?
Với những cải cách hết sức triệt để cũng như các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp đã hài lòng hơn trong những tiến bộ về quản lý nhà nước và điều hành kinh tế. Nhưng vẫn còn nhiều điểm doanh nghiệp chưa hài lòng, nên mong muốn được cải thiện hơn. Trong đó, nhiều lĩnh vực trong môi trường kinh doanh có sự chồng chéo, vướng mắc bắt nguồn từ quy định pháp luật, cần Chính phủ và Quốc hội tập trung nghiên cứu, để tạo ra môi trường minh bạch.
Chúng ta không thể vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình nếu không vượt khỏi bẫy chất lượng thể chế trung bình, dù đã có nỗ lực thăng hạng, nhưng chất lượng môi trường kinh doanh mới mức "thường thường bậc trung" so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này đòi hỏi nỗ lực đồng bộ của cả hệ thống chính trị, phải cải cách thực chất, tránh hình thức phô trương, phải cá biệt hóa trách nhiệm, phân cấp phân quyền mạnh mẽ hơn. Các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh không có nhiệm kỳ, thì tinh thần của người làm quản lý cũng phải không có nhiệm kỳ trong điều hành.
Với mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045, chúng ta cần có những giải pháp nào cho cộng đồng doanh nghiệp, thưa ông?
Tôi cho rằng chúng ta phải có các chương trình hoạt động khả thi, cụ thể hóa theo từng giai đoạn phát triển, quan trọng nhất là những cải cách phải thiết thực, dứt khoát để tạo ra những đột phá. Ví dụ như Luật Đất đai có khá nhiều cản trở cho việc sử dụng đất, huy động nguồn lực cho sự phát triển, nên Luật Đất đai cần được tiếp cận và được sửa đổi theo những quan điểm mới.
Đặc biệt, động lực phát triển phải đến từ việc khai thông nguồn lực đổi mới sáng tạo, không nên đến từ các động lực truyền thống như tài nguyên, phí bảo vệ môi trường rẻ, nhân công giá rẻ… Do vậy, hệ thống pháp luật phải phù hợp với tính chất của các nguồn lực đó, phải bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm vì đất nước. Đặc biệt, chúng ta cần những dự án làm động lực cho phát triển, là dự án diễn ra trong thời gian dài hay huy động nguồn lực của người dân từ các dự án công tư… để tạo sự ổn định giúp tăng niềm tin.
Tuy nhiên, hiện doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn chiếm ưu thế, xin ông cho biết làm thế nào để cải thiện tình trạng này để giúp ích cho doanh nghiệp trong nước?
Thời gian qua, Việt Nam có nhiều nỗ lực trong việc thu hút FDI, có thể được coi là một trong những nền kinh tế thu hút FDI nhất, nhưng chất lượng FDI chưa cao. Điểm hạn chế nhất là các FDI không gắn kết với cộng đồng doanh nghiệp nội địa, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tồn tại như một “ốc đảo”. Dù xuất khẩu vẫn đóng góp trên 70%, nhưng nguồn nguyên liệu vật tư nhập khẩu về lại chiếm tới 60-70%. Không những thế, một bộ phận của doanh nghiệp FDI thậm chí còn gây ô nhiễm môi trường, chủ yếu sử dụng tài nguyên và nguồn lực tại địa phương giá rẻ, tận dụng những ưu đãi của chính quyền, đóng góp vào ngân sách các địa phương không tương xứng...
Do đó, chúng ta cần sự nâng cấp việc thu hút FDI trong giai đoạn tới. Chúng ta sẽ không chỉ quan tâm về số lượng, không chạy theo các dự án hàng trăm triệu, hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ USD nếu như các dự án này không góp phần năng cao chất lượng phát triển của Việt Nam. Một trong những yêu cầu quan trọng là doanh nghiệp FDI phải liên kết với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước, không chiếm lĩnh cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam, tạo nên sự "cộng sinh" có lợi trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Nhu cầu tiêu thụ gia tăng, doanh nghiệp thép đứng trước nhiều cơ hội
09:00 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai
08:38 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp dồn lực chăm lo Tết cho người lao động
08:14 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI
08:10 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics