Chiến tranh Syria bùng nổ, Nga nhận ra thời điểm của mình đã đến
![]() |
Quân đội Nga ở căn cứ không quân Khmeimim gần Latakia, Syria. Ảnh: CBC |
Cho tới nay, Nga là lực lượng mạnh nhất ở Syria, Tổng thống Putin và Tổng thống Assad là đồng minh trong khi quân đội Syria cũng nhận được sự hậu thuẫn lớn từ Moscow.
Hiện nay, chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhằm "quét sạch" người Kurd khỏi khu vực biên giới đông bắc Syria có thể trao cho Tổng thống Putin cơ hội để mở rộng ảnh hưởng của Nga và khiến giới "diều hâu" - những người theo đuổi chính sách cứng rắn của Mỹ phải đứng ngồi không yên.
Ảnh hưởng của Nga ở Syria
Nga có một căn cứ quân sự ở Syria đặt tại Hmeimin trên bờ biển địa Trung Hải, gần thành phố Latakia. Tuy nhiên đây không chỉ đơn thuần là một căn cứ không quân bởi có rất nhiều quan chức quân đội cấp cao của Nga cũng đang đồn trú ở đây. Căn cứ này cũng là nơi đặt trung tâm hòa giải của quân đội Nga nhằm liên lạc với liên quân do Mỹ dẫn đầu để tránh việc chiến đấu cơ của 2 bên va chạm nhau.
Xa hơn ở phía nam Syria, cảng Tartus là căn cứ hải quân chính của Nga ở khu vực này và là căn cứ duy nhất của Nga trên biển Địa Trung Hải. Các tàu ngầm và tàu chiến được trang bị tên lửa hành trình của Nga thường được sử dụng để tấn công IS và các nhóm nổi dậy khi cuộc chiến ở quốc gia Trung Đông này vẫn "căng như dây đàn". Vào thời kỳ cao điểm của cuộc xung đột Syria, các lực lượng tác chiến mặt đất của Moscow thậm chí đã hiện diện với số lượng lớn tại đây.
Bên cạnh quân sự, Nga cũng có các động thái nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với Syria. Các công ty dầu mỏ và khí đốt của Moscow đã ký kết nhiều hợp đồng để khai thác hydrocarbon ở Đông Syria.
Phản ứng của Nga về việc Mỹ rút quân
Nga muốn Mỹ rời khỏi Syria và nhiều lần khẳng định rằng sự hiện diện của Washington ở đây là bất hợp pháp.
Ngày 9/10, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết ông vẫn không tin rằng Tổng thống Trump sẽ thực hiện thông báo rút quân.
"Donald Trump thực sự đã nhiều lần khẳng định rằng ông ấy sẽ rút quân khỏi Syria và các quốc gia khác nhưng sau đó lại trì hoãn việc này. Tôi không loại trừ khả năng lần này cũng tương tự như vậy", ông Lavrov nhận định trong một sự kiện ở thủ đô Nur-Sultan của Kazakhstan.
Nga ủng hộ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong khi Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ một trong những nhóm nổi dậy ở quốc gia Trung Đông này. Mặc dù Moscow và Ankara ủng hộ 2 lực lượng đối lập nhau ở Syria song Nga chắc chắn chào đón sự rút quân hoàn toàn của Mỹ khỏi Syria bởi điều này sẽ khiến điện Kremlin có thêm ảnh hưởng, không chỉ trong việc định hình tương lai Syria mà là toàn bộ Trung Đông.
Nga liệu có ủng hộ cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ?
Mặc dù Ankara là một đối tác quan trọng của Moscow, cả tại Syria và trên trường quốc tế song Nga rất thận trọng với chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ bởi cuộc tấn công này có thể ảnh hưởng đến một số dự án quan trọng của Nga - trong đó có "đứa con tinh thần" của nước này - Ủy ban Hiến pháp Syria.
"Điều quan trọng là cần phải kiềm chế bất kỳ hành động nào có thể gây nên những trở ngại trong tiến trình ổn định Syria. Chúng tôi hiểu có những quan điểm khác nhau và vẫn còn một chặng đường dài gian khó phía trước. Hiện tại Ủy ban Hiến pháp Syria đã được thành lập và thời gian cho hội nghị này đã được ấn định, do đó không nên để bất kỳ bước đi nào làm tổn hại đến quá trình này", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định.
Tổng thống Nga Putin đã gọi cho ông Erdogan ngày 9/10 để cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về việc có thể gây nguy hiểm cho tiến trình hòa bình ở Syria. Theo một nguồn tin từ điện Kremlin, trong cuộc điện đàm này, cả 2 nhà lãnh đạo đều nhất trí sẽ đảm bảo sự thống nhất lãnh thổ của Syria.
Hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào Syria và tấn công lực lượng người Kurd ở đông bắc nước này. Mặc dù tuyên bố không tham gia vào cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng ở đông bắc Syria song không hẳn là Nga sẽ “ngoảnh mặt làm ngơ”.
Lý do ở đây rất đơn giản: Là một đồng minh của Tổng thống Assad, mục tiêu của Nga là chính phủ Syria sẽ giành lại được tất cả lãnh thổ từ phe nổi dậy và các lực lượng do Mỹ ủng hộ. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ có thể khiến tình trạng chia cắt lãnh thổ ở Syria kéo dài hơn.
Ngày 9/10, Damascus chỉ trích thông báo của Ankara về việc đưa quân vào Syria rằng: "Hành động thô bạo của chính quyền Tổng thống Erdogan rõ ràng cho thấy tham vọng bành trướng lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ và điều này không thể chấp nhận được dù viện bất kỳ lý lẽ nào".
Trong khi đó, Nga đưa ra đề xuất đàm phán với tất cả các bên nhằm tìm kiếm một giải pháp. "Chúng tôi đang liên lạc với các bên và chúng tôi khuyến khích họ nên bắt đầu đối thoại để giải quyết các vấn đề tại khu vực này của Syria, trong đó có các vấn đề nhằm đảm bảo an ninh biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ", Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết.
Nga có thể làm gì?
Nga không thể ngăn cản Thổ Nhĩ Kỳ tiến công vào phía bắc Syria song Moscow có thể làm hạ nhiệt cuộc chiến đẫm màu này thông qua vai trò trung gian hòa giải.
Tổng thống Putin đã trao đổi với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ngày 9/10 và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã khẳng định với ông Putin rằng chiến dịch quân sự của nước này sẽ góp phần đem lại hòa bình và ổn định cho Syria, đồng thời dọn đường cho tiến trình chính trị tại quốc gia này.
Trên thực tế, các tay súng người Kurd đứng cùng chiến tuyến với Mỹ trong cuộc chiến chống IS cũng từng đứng cùng phe với Nga và chính phủ Syria. Trong trận Aleppo, lực lượng này cũng chiến đấu chống lại các phe nổi dậy chống lại Tổng thống Assad. Nga và chính phủ Syria vẫn luôn duy trì liên lạc với lực lượng người Kurd với kỳ vọng họ sẽ tuân theo các quy định của chính phủ Syria và để quân chính phủ hiện diện ở các khu vực người Kurd kiểm soát.
Những diễn biến mới ở Syria cho thấy khoảnh khắc của Nga đã đến. Moscow củng cố được ảnh hưởng với Ankara, Damascus và lực lượng người Kurd. Một tuyên bố từ các lãnh đạo người Kurd hôm 9/10 dường như muốn khẳng định rằng họ hoan nghênh những tuyên bố của Ngoại trưởng Nga và hy vọng Moscow sẽ đóng vai trò giảm leo thang căng thẳng ở khu vực này.
Mỹ lo ngại về vai trò của Nga ở Syria
Những người chỉ trích về quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Trump đều chỉ ra rằng động thái này chẳng khác nào giúp Nga mở rộng ảnh hưởng.
"Việc Mỹ rút khỏi Syria sẽ chỉ đem lại lợi ích cho Nga, Iran và chính quyền Tổng thống Assad", Lãnh đạo Phe đa số trong Thượng viện Mitch McConnell - một trong những đồng minh trung thành của Tổng thống Trump lên tiếng chỉ trích.
Tin liên quan

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

75 năm quan hệ Việt Nam-LB Nga: Hướng tới tương lai hợp tác mạnh mẽ
09:52 | 24/01/2025 Sự kiện - Vấn đề

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ảnh hưởng bởi những bất ổn thương mại, giá vàng thế giới tiếp tục lập kỷ lục
09:55 | 06/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính từ ngày 1/7/2025

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính từ ngày 1/7/2025

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới

Chi cục Hải quan khu vực II có 10 phó chi cục trưởng

Hải quan khu vực III kiện toàn tổ chức, nhân sự theo mô hình mới

Batdongsan.com.vn được vinh danh là nền tảng công nghệ bất động sản số 1 Việt Nam

Hai nhà máy AI của FPT lọt TOP 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới

Doanh nghiệp SME siêu nhỏ được tái cấp hạn mức hoàn toàn tự động trên BIZ MBBANK

Vietnam Post hỗ trợ nhận, trả kết quả thủ tục hành chính sau sáp nhập tỉnh thành

Việt Nam có 5 tỷ phú USD trong danh sách của Forbes

Vinh danh 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2025

Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ

Hướng dẫn thực hiện phân loại mặt hàng bảng giá điện tử ESL

Phải đạt ngưỡng kim ngạch tối thiểu, doanh nghiệp mới được hưởng chế độ ưu tiên

Từ 1/7/2025, thống nhất lệ phí trước bạ 2% với xe máy trên toàn quốc

Đề xuất khấu trừ thuế TNCN ngay thời điểm nhận cổ tức bằng chứng khoán

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử

Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc

Khởi động sàn giao dịch thương mại điện tử B2B “xanh” đầu tiên tại Việt Nam

Cơ hội tiếp cận hệ sinh thái thương mại điện tử toàn cầu cho SME Việt Nam

Nâng chất sản phẩm, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử

Chủ động ứng phó khi thị trường xăng dầu biến động

Giá bán gas trong nước giảm mạnh

Quế Việt Nam trở thành “vàng nâu” triệu đô toàn cầu

Trung tâm Giao dịch bất động sản dự kiến vận hành vào đầu năm 2026

Sáp nhập tỉnh/thành: Cơ hội rõ rệt cho thị trường bất động sản
