"Chìa khóa" để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
![]() | Kinh tế Việt Nam sẵn sàng phục hồi trong bối cảnh bất ổn của kinh tế toàn cầu |
![]() | “Độ vênh” pháp luật kinh doanh trước thay đổi từ Covid-19 |
![]() | WB đưa ra dự báo mới về tăng trưởng kinh tế Việt Nam |
Ngày 7/4, Bộ Tư Pháp phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Chính phủ Thụy Điển tổ chức Hội thảo “Đề xuất nội dung xây dựng Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp tại Việt Nam" dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu phát biểu tại hội thảo. Ảnh: H.Dịu |
Lũng đoạn thị trường là hậu quả của kinh doanh thiếu trách nhiệm
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu nhận định, tăng trưởng kinh tế nhanh không chỉ mang đến cơ hội mà còn đi kèm một số rủi ro về xã hội và môi trường. Một số vi phạm pháp luật liên quan các hành vi lũng đoạn thị trường hay tìm kiếm lợi nhuận bất chính trong dịch bệnh đang được xử lý vừa qua ở Việt Nam là ví dụ về hậu quả của hành vi kinh doanh thiếu trách nhiệm. Vì thế, "chìa khóa" cho vấn đề này chính là thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm
Theo Thứ trưởng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được hiểu là mang tính khuyến khích, còn thực hành kinh doanh có trách nhiệm (RBP) là mang tính bắt buộc, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ thể liên quan, như: người lao động, người tiêu dùng, cộng đồng dân cư chịu tác động từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
“Thực hành kinh doanh có trách nhiệm đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà còn phải thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường, đồng thời giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn”, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nhấn mạnh.
Do đó, đại diện lãnh đạo Bộ Tư háp nhìn nhận, đây là trách nhiệm chính của doanh nghiệp nhưng cơ quan quản lý và xã hội cũng phải có trách nhiệm để thúc đẩy và bảo đảm tuân thủ.
Cần hoàn thiện chính sách
Hiện hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đã có quy định điều chỉnh vấn đề kinh doanh có trách nhiệm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tại hội thảo, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng cần được hoàn thiện, tiệm cận với các cam kết quốc tế, các thông lệ quốc tế về thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm.
Với quan điểm này, bà Caitlin Wiesen, Quyền Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Trưởng Đại diện UNDP Việt Nam cho rằng, Việt Nam nằm trong số 7 quốc gia châu Á đang trong quá trình thực hiện các nguyên tắc hướng dẫn của Liên hợp quốc về kinh doanh và quyền con người thông qua việc xây dựng chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Hơn nữa, đại diện UNDP nhận định, Việt Nam đang tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu bằng hàng loạt hiệp định thương mại được ký kết, Việt Nam cũng đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025… Điều này đã thể hiện ý chí mạnh mẽ của Việt Nam để đưa thực hiện chính sách về kinh doanh có trách nhiệm.
Nhận xét về pháp luật Việt Nam trong thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm, Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Giám đốc điều hành Văn phòng luật sư NHQuang&Cộng sự cho rằng, nhiều quy định pháp luật có sự chồng chéo, mâu thuẫn nên dẫn đến khó thực thi. Một số quy định mới có hiệu lực nên chưa có hướng dẫn thực thi hoặc mới có văn bản hướng dẫn nên công tác thực thi chưa được thực hiện trên thực tế như trong các lĩnh vực đầu tư, lao động, môi trường.
Ngoài ra, theo vị này, nhiều chương trình hành động quốc gia có nội dung liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm nhưng công tác bảo đảm, giám sát việc thực thi chưa được mạnh mẽ nên hiệu quả chưa được như mong muốn. Cùng với đó là nhận thức về các vấn đề liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm chưa đủ khiến việc thực hiện chưa thực chất.
Từ những vấn đề nêu trên, Bộ Tư pháp cho biết đang xây dựng “Đề án ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam” để trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2023.
Đề án đặt ra 3 định hướng cơ bản, bao gồm: hoàn thiện chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm; thúc đẩy hiệu quả, chất lượng của công tác tổ chức thi hành chính sách, pháp luật liên quan; nâng cao nhận thức, năng lực về thực hành kinh doanh có trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và xã hội.
Tin liên quan

Chi cục Thuế khu vực XII: hỗ trợ người nộp thuế thực hiện chính sách thuế mới
11:20 | 29/04/2025 Thuế

Gỡ vướng nội dung giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ
09:40 | 29/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Viettel tri ân khách hàng và tăng cường sóng 5G phục vụ dịp Đại lễ
21:36 | 29/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Samsung hiện thực hóa mục tiêu sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất
10:55 | 29/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Giá căn hộ tại Hà Nội diễn biến trái chiều
14:49 | 28/04/2025 Nhịp sống thị trường

Khởi động dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
14:20 | 28/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Vedan Việt Nam đón nhận Giải thưởng Rồng Vàng 2025
15:10 | 26/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

TV360 phát động chương trình “Yêu nước theo cách của bạn”
21:40 | 25/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Sản phẩm Việt - Làm đúng để chinh phục thị trường
14:07 | 25/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

SIC Tech Day 2025: Lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ
11:09 | 25/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

GLC Group - hợp tác cùng toả sáng
09:46 | 25/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

FAST500 năm 2025: Tôn vinh doanh nghiệp Việt trỗi dậy giữa nghịch cảnh
20:43 | 24/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Hơn 10.000 nhà mua hàng, đại lý tìm nguồn cung và nhà bán lẻ tại Việt Nam
15:49 | 24/04/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel Post đặt mục tiêu tăng trưởng 33,4% dịch vụ lõi trong năm 2025
10:25 | 24/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Viettel AI làm chủ phương pháp mở rộng quy mô AI gấp 5 lần
12:05 | 23/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Viettel tri ân khách hàng và tăng cường sóng 5G phục vụ dịp Đại lễ

Phát hiện hơn 4,2kg ma túy giấu trong hộp thực phẩm chức năng

Đồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện chính sách thuế mới

Lạng Sơn: Triệt phá xưởng lắp ráp điện thoại lậu “khủng”

Chi cục Thuế khu vực XII: hỗ trợ người nộp thuế thực hiện chính sách thuế mới

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

Đồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện chính sách thuế mới

Chi cục Thuế khu vực XII: hỗ trợ người nộp thuế thực hiện chính sách thuế mới

Gỡ vướng nội dung giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

5 hoạt động phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: 100% cửa hàng xăng dầu áp dụng HĐĐT kết nối cơ quan thuế

Chi cục Thuế khu vực I: thu ngân sách từ hộ, cá nhân kinh doanh tăng cao

Hoa Kỳ kết luận điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp pin năng lượng mặt trời nhập khẩu

Tìm kiếm cơ hội tại Indonesia - thị trường Halal lớn nhất thế giới

Xuất khẩu rau quả lao dốc

Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá dây thép carbon và hợp kim thép từ Việt Nam

Chính thức vận hành cầu cảng gần 1.000 tỷ đồng tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh)

Hơn 3.000 tấn mía Hủa Phăn về Sơn La qua cửa khẩu Chiềng Khương

Phát hiện hơn 4,2kg ma túy giấu trong hộp thực phẩm chức năng

Lạng Sơn: Triệt phá xưởng lắp ráp điện thoại lậu “khủng”

Hải quan khu vực III tăng cường xử lý thuốc giả, thực phẩm giả

Cảnh sát biển bắt giữ 70.000 lít dầu và 700 m3 cát nhiễm mặn

9 án tử hình trong đường dây vận chuyển 91 kg ma túy

Lập hàng chục công ty "ma" mua bán hóa đơn với số tiền hơn 6000 tỷ đồng

Hộ, cá nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Gỡ vướng nội dung giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Áp thuế là công cụ hiệu quả nhất để giảm tiêu thụ đồ uống có đường

Sớm triển khai thông báo tạm hoãn xuất cảnh điện tử do nợ thuế

Hướng dẫn thủ tục miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
