WB đưa ra dự báo mới về tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Báo cáo "Cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương: Đương đầu bão tố" của Ngân hàng thế giới (WB) vừa được công bố tại cuộc họp báo sáng nay 5/4.
Báo cáo của WB cho rằng, những quốc gia nhập khẩu nhiên liệu quan trọng trong khu vực như Mông Cổ và Thái Lan, hoặc quốc gia nhập khẩu lương thực như các quốc đảo Thái Bình Dương, đang phải chứng kiến thu nhập thực giảm. Những quốc gia có nợ lớn hoặc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu đang có nguy cơ với các cú sốc về tăng trưởng và tài chính toàn cầu.
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch WB, phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nhận định, trong lúc các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương vừa bắt đầu phục hồi sau cú sốc do đại dịch gây ra, những căng thẳng tại Ukraine lại tạo thêm áp lực cho đà tăng trưởng. Vì thế, nền tảng căn bản vững chắc và chính sách lành mạnh có thể giúp khu vực chống chọi với những “cơn bão” này.
WB đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của một số quốc gia trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. |
Báo cáo của WB dự báo, tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đạt tốc độ 5% trong năm 2022 - giảm 0,4 điểm % so với dự báo hồi tháng 10/2021. Nếu tình hình toàn cầu xấu đi và các quốc gia có các chính sách ứng phó yếu ớt, tăng trưởng có thể giảm chỉ còn 4%.
Với Việt Nam, WB đánh giá, Việt Nam là quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nên chịu tác động tới tăng trưởng.
WB dự báo, tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam sẽ đạt 5,3% với kịch bản cơ sở, còn trong kịch bản xấu, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 4%. Cả hai kịch bản dự báo này đều thấp hơn mức 6,5% được cơ quan này đưa ra vào tháng 10/2021.
Hiện trong quý 1/2022, quá trình phục hồi kinh tế được khôi phục ở hầu hết quốc gia trong khu vực, nhưng không đồng đều giữa các quốc gia và các lĩnh vực. Trong đó, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam đã vượt mức sản lượng trước đại dịch, trong khi Campuchia, Malaysia, Mông Cổ, Philippines và Thái Lan được kỳ vọng sẽ đạt được điều này trong năm 2022. Trong khi các ngành như nông nghiệp, tài chính, công nghệ thông tin và truyền thông có khả năng chống chịu tốt, sản lượng ở các ngành vận tải, lưu trú và ăn uống vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch.
Ngoài ra, báo cáo của WB còn đưa ra những cảnh báo về những khó khăn hậu Covid-19, trên 50% các doanh nghiệp trong khu vực cho biết bị nợ đọng trong năm 2021, sẽ phải tiếp tục đối mặt với những cú sốc mới về cung và cầu. Các ngân hàng cũng có nhiều nguy cơ, với tỷ lệ tín dụng trên GDP tăng thêm 10% so với trước đại dịch, sẽ phải đương đầu với những khó khăn tài chính mới và rủi ro cao hơn với các khoản cho vay
Cũng theo WB, lạm phát gia tăng, ít nhất sẽ tăng thêm 1 điểm % so với mức dự kiến trước đó riêng do tác động của cú sốc giá dầu, sẽ thu hẹp dư địa để thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng.
Từ thực trạng trên, báo cáo của WB đưa ra 4 nhóm hành động chính sách. Thay vì kiểm soát giá cả và hỗ trợ toàn diện, cần áp dụng hỗ trợ có mục tiêu cho hộ gia đình và doanh nghiệp để vừa hạn chế “nỗi đau” do các cú sốc gây ra vừa tạo dư địa đầu tư để kích thích tăng trưởng.
Các tổ chức tài chính cần được đánh giá sức chịu đựng để giúp xác định rủi ro tiềm ẩn sau quy định cho phép gia hạn thời gian trả nợ. Cải cách chính sách thương mại hàng hóa và đặc biệt về thương mại các ngành dịch vụ đang được bảo hộ, sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng quá trình chuyển dịch trong thương mại toàn cầu.
Bên cạnh đó, WB cho rằng cần cải thiện kỹ năng và đẩy mạnh cạnh tranh để tăng cường năng lực và động lực áp dụng công nghệ số mới ra đời.
Theo ông Aaditya Mattoo, Chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, các cú sốc diễn ra liên tiếp có nghĩa là "nỗi đau" kinh tế ngày càng gia tăng. Do đó, các Chính phủ phải triển khai đồng bộ các biện pháp cải cách tài khóa, tài chính và thương mại mới có thể giảm rủi ro, phục hồi tăng trưởng và giảm nghèo.
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tiếp Giám đốc WB Mariam Sherman
16:13 | 13/12/2024 Tài chính
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics