Nguyên nhân “bóng ma” Covid-19 trở lại châu Á
Trung tâm điều trị Covid-19 tại Ấn Độ |
Truyền thông quốc tế đã đưa ra một số nguyên nhân của thực trạng này tại các nước châu Á-Thái Bình Dương và đề xuất những giải pháp kèm theo.
Theo trang Bloomberg, nguyên nhân chính là do thiếu vắc xin nên nhiều nước châu Á chậm triển khai tiêm phòng. Tỷ lệ người dân châu Á được tiêm chủng rất thấp, từ 1% đến hơn 2%. Chẳng hạn tại Nhật Bản, tỷ lệ này chỉ ở mức 2,3%, trong khi ở Mỹ và châu Âu, số người dân đã được tiêm đầy đủ lần lượt là hơn 50% và 30%.
Trang Bloomberg cho rằng tính kỷ luật và sự gắn kết xã hội, cũng như việc chấp nhận các biện pháp giám sát chặt chẽ bằng các phương tiện công nghệ cao - những biện pháp từng làm nên thành công cho chiến lược “Zero Covid” - lần này đã không giúp ích được cho các nước châu Á, kể cả những quốc gia và vùng lãnh thổ từng được coi là hình mẫu như Đài Loan, gây ra một làn sóng dịch bệnh dữ dội hiện nay.
Bloomberg giải thích lý do như sau: châu Á đang trở thành nạn nhân của chính sự thành công của mình. Việc nỗ lực bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân trong những đợt dịch năm 2020 đã khiến nhiều nước gần như “ngủ quên trên chiến thắng”, thiếu động lực tìm kiếm nguồn cung cấp vắc xin vốn rất khan hiếm. Nhiều nước còn có thái độ thụ động “chờ thời”, lo sợ về những rủi ro từ những loại vắc xin mang tính cách mạng như Pfizer/BioNtech và Moderna, hay những hiệu ứng phụ của vắc xin AstraZeneca. Có thể nói, nỗi sợ vắc xin của người dân châu Á còn lớn hơn cả nỗi sợ virus SARS-CoV-2, dù có nhiều bằng chứng cho thấy mức độ an toàn của những loại vaccine đó là cao. Đây cũng là hiện tượng đang làm chậm lại các chiến dịch tiêm chủng ở phương Tây.
Trong khi đó, nhật báo Le Monde (Pháp) cho rằng người dân châu Á dường như vẫn tỏ ra lưỡng lự về việc tiêm chủng. Theo kết quả thăm dò của IPSOS hồi tháng 1/2021, chỉ có 14% người Hàn Quốc, 22% người Nhật Bản cho biết sẵn sàng tiêm phòng, trong khi đó, tỷ lệ này ở người Mỹ là 53%. Hậu quả là, nhiều nước và vùng lãnh thổ lần đầu bị bùng dịch. Các nước giàu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia bị ảnh hưởng nặng về kinh tế vì đóng biên giới, trong khi các nước tiêm chủng nhiều nhất như Israel, Mỹ đang dần chuẩn bị thoát khỏi "bóng ma" Covid-19.
Hãng tin Bloomberg lưu ý một cách tiếp cận cứng nhắc có thể sẽ có gây ra những hệ quả đối với việc khôi phục nền kinh tế. Việc đóng cửa rồi lại mở cửa tạm thời kéo dài trong nhiều tháng sẽ là một chiến lược tốn kém, nhất là đối với nhiều trung tâm tài chính lớn như Singapore và Hồng Kông (Trung Quốc). Cần nhớ rằng những nền kinh tế thịnh vượng được là nhờ các hoạt động giao thương và du lịch.
Trước thực trạng trên, truyền thông quốc tế nhận định điều cần thiết hiện nay là châu Á phải gia tăng sản xuất, quản lý vắc xin một cách hiệu quả, như khu vực này từng làm trong xử lý khủng hoảng dịch tễ trước đây.
Tin liên quan
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0
07:42 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics