‘Hành trình’ Afghanistan của 4 đời Tổng thống Mỹ
Binh sĩ Mỹ khai khỏa tại tỉnh Kandahar, miền Nam Afghanistan năm 2011. Ảnh: Reuters |
Kể từ năm 2001, các đời Tổng thống Mỹ đã phải đối mặt với nhiều nhiệm vụ tại Afghanistan, kèm theo đó là hàng chục nghìn người Mỹ cũng như công dân Afghanistan thiệt mạng, sự bất bình trước những nỗ lực vô ích để nâng cấp giới lãnh đạo chính trị tại quốc gia này và một Taliban “cứng đầu” không chấp nhận thất bại.
Kênh CNN đánh giá việc quân đội Mỹ 20 năm qua duy trì hiện diện ở Afghanistan để rồi Taliban giành lại kiểm soát một lần nữa, không lâu sau khi quân đội Mỹ bắt đầu rút về nước, sẽ là một chủ đề để các nhà sử học suy ngẫm trong nhiều thập niên tới. Cuối cùng ai là người chịu trách nhiệm sẽ trở thành cuộc tranh luận phức tạp. Mỗi đời chủ nhân Nhà Trắng lại đóng một viên gạch khác biệt cho cuộc chiến dài nhất của Mỹ này.
George W. Bush
Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 do mạng lưới al Qaeda lên âm mưu từ các căn cứ ở Afghanistan khiến Tổng thống George W. Bush tuyên bố sẽ tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Ông kêu gọi Taliban - lực lượng kiểm soát hầu hết Afghanistan – giao nộp các thủ lĩnh của al Qaeda đang ẩn náu ở nước này, trong đó có trùm khủng bố Osama bin Laden.
Khi Taliban nói không với yêu cầu này, Tổng thống George W. Bush liền hành động. Ngày 18/9/2001, Quốc hội Mỹ thông qua việc cho phép quân đội truy lùng những kẻ chịu trách nhiệm vụ khủng bố 11/9. Các nhà lập pháp Mỹ chưa bao giờ bỏ phiếu rõ ràng để tuyên bố chiến tranh với Afghanistan.
Tổng thống Bush trong phát biểu trước một phiên họp lưỡng viện quốc hội hai ngày sau đó thừa nhận cuộc xung đột sắp tới sẽ trở thành "một chiến dịch kéo dài không giống như bất kỳ chiến dịch nào mà chúng ta từng thấy”. Nhưng ngay cả Tổng thống Bush cũng không thể dự đoán được cuộc chiến này đã kéo dài đến đâu.
Tổng thống George W. Bush thăm binh sĩ Mỹ vào năm 2002. Ảnh: AFP |
Ngày 7/10/2001, quân đội Mỹ khởi động Chiến dịch Tự do Bền vững, với sự hỗ trợ của Anh và các đồng minh phương Tây. Giai đoạn đầu của cuộc chiến chủ yếu liên quan đến không kích vào các mục tiêu của al Qaeda và Taliban.
Nhưng đến tháng 11 cùng năm, 1.300 lính Mỹ đã được triển khai đến Afghanistan. Quân số Mỹ tại Afghanistan tiếp tục tăng bền vững trong những tháng sau đó. Chính phủ Taliban bị lật đổ trong khi đó bin Laden đã trốn sang Pakistan.
Nhiều tháng và năm sau đó, Tổng thống Bush cử thêm hàng nghìn lính Mỹ đến Afghanistan để truy quét Taliban. Đến tháng 5/2003, Lầu Năm Góc cho biết cuộc chiến chính ở Afghanistan đã kết thúc. Trọng tâm của Mỹ cùng các đối tác quốc tế là hướng tới việc tái thiết Afghanistan và xây dựng một hệ thống chính trị dân chủ.
Hàng triệu bé gái và phụ nữ được phép đi học, đi làm. Tuy nhiên, trong nội bộ chính phủ Afghanistan vẫn tồn tại tham nhũng khiến các giới chức Mỹ thất vọng. Và Taliban bắt đầu trỗi dậy.
Cùng thời điểm này, Washington tập trung đến cuộc chiến khác ở Iraq. Năm 2004, khi Tổng thống Bush tái đắc cử, số binh sĩ Mỹ tại Afghanistan là 20.000 người. Những năm sau đó, Mỹ triển khai quân đều đến Afghanistan trong khi Taliban giành được nhiều lãnh thổ ở phía Nam. Thời điểm Tổng thống Bush mãn nhiệm vào năm 2009, có trên 30.000 binh sĩ Mỹ đang hiện diện ở Afghanistan.
Barack Obama
Tổng thống Obama phát biểu trước các binh sĩ tại Texas (Mỹ) năm 2012. Ảnh: AP |
Bước chân vào Nhà Trắng năm 2009, Tổng thống Barack Obama đối mặt với cuộc chiến ông được thừa hưởng từ người tiền nhiệm Bush. Các tướng lĩnh hàng đầu đề xuất tăng binh sĩ để làm suy yếu Taliban. Tổng thống Obama bắt đầu triển khai thêm hàng chục nghìn binh sĩ đến Afghanistan. Cùng thời điểm, ông đưa ra mục tiêu rút quân về nước vào năm 2011.
Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Obama cho biết số binh sĩ Mỹ bổ sung sẽ giúp “hình thành điều kiện để Washington chuyển giao trách nhiệm cho Kabul”.
Đến tháng 8/2010, có đến 100.000 binh sĩ Mỹ tại Afghanistan. Trước đó, tháng 5/2011, lực lượng Mỹ đã tiêu diệt bin Laden. Tổng thống Obama tuyên bố sẽ đưa binh sĩ Mỹ trở về nhà với mục tiêu đề ra là năm 2014 chuyển giao trách nhiệm cho chính phủ Afghanistan.
Những năm sau đó, quân số Mỹ tại Afghanistan giảm dần. Ngày 31/12/2014, Tổng thống Obama tuyên bố kết thúc chiến dịch chính và Mỹ chuyển sang sứ mệnh huấn luyện, hỗ trợ lực lượng an ninh Afghanistan. Ông Obama rời Nhà Trắng khi còn 10.000 binh sĩ Mỹ ở Afghanistan và tuyên bố người kế nhiệm ông sẽ ra quyết định về điều cần làm sau đó.
Donald Trump
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP |
Khi vận động tranh cử, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ đưa binh sĩ Mỹ từ Afghanistan hồi hương. Tuy nhiên, có nhiều khó khăn khi Taliban tiếp tục trỗi dậy và Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng xuất hiện.
Tháng 8/2017, Tổng thống Trump thừa nhận rằng tình hình thực tế khiến kế hoạch rút toàn bộ binh sĩ Mỹ là bất khả thi. Ông từ chối đưa ra lộ trình về việc rút quân và khẳng định ra quyết định dựa trên “tình hình trên thực địa”.
Một năm sau, ông Trump giao nhiệm vụ cho Zalmay Khalilzad, một nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm, dẫn đầu các cuộc đàm phán với Taliban nhằm kết thúc chiến tranh. Các cuộc đàm phán chủ yếu không có sự góp mặt của chính phủ Afghanistan, khiến mối quan hệ giữa ông Trump và Tổng thống Ashraf Ghani trở nên căng thẳng.
Trong khi đó, Taliban tiếp tục thực hiện một loạt vụ tấn công khủng bố, bao gồm cả ở Kabul, khiến nhiều người dân thường thiệt mạng.
Một thỏa thuận đã được ký vào tháng 2/2020 đặt ra lộ trình cho việc Mỹ rút quân hoàn toàn để đổi lấy sự đảm bảo từ Taliban giảm bạo lực và cắt đứt quan hệ với các nhóm khủng bố. Khi Mỹ bắt đầu rút quân, Taliban cũng tăng cường sức mạnh.
Joe Biden
Tay súng Taliban tại Kabul, Afghanistan ngày 16/8. Ảnh: AP |
Khi còn giữ vị trí Phó Tổng thống, ông Biden đã đề xuất rút binh sĩ từ Afghanistan về nước song không được chấp nhận.
Đến những tháng đầu của nhiệm kỳ Tổng thống, ông Biden đã nhận được lời khuyên từ đội ngũ an ninh quốc gia của mình, cảnh báo "rõ ràng" rằng việc rút toàn bộ quân đội Mỹ có thể dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ Afghanistan và Taliban tái chiếm quyền lực. Ngược lại, việc ở lại Afghanistan quá thời hạn tháng 5 đặt ra trong thỏa thuận giữa cựu Tổng thống Trump với Taliban sẽ khiến quân đội Mỹ phải hứng chịu các cuộc tấn công.
Cuối cùng, Tổng thống Biden tuyên bố rằng đến ngày 11/9, số 2.500 binh sĩ Mỹ còn lại ở Afghanistan sẽ quay trở về nhà. Ngày 2/7, Mỹ bàn giao sân bay quân sự Bagram cho lực lượng Afghanistan. Cùng thời điểm, Taliban tiến công mạnh mẽ và chiếm được thủ phủ của nhiều tỉnh.
Đến ngày 15/8, Taliban tiến vào thủ đô Kabul trong khi Tổng thống Ghani lên máy bay rời khỏi Afghanistan. Mỹ và các đồng minh đã nhanh chóng sơ tán công dân cùng người Afhganistan. Tổng thống Biden cử 6.000 binh sĩ Mỹ đến Afghanistan để hỗ trợ công tác sơ tán ở sân bay quốc tế Hamid Karzai tại Kabul. Thời hạn mới là đến ngày 31/8 các binh sĩ Mỹ sẽ rời đi.
Tin liên quan
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại vào Mỹ dự đoán "khắt khe" hơn, doanh nghiệp cần làm gì?
08:22 | 19/11/2024 Kinh tế
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giải mã những lựa chọn nhân sự cho Nhà Trắng thời Donald Trump 2.0
09:52 | 15/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics