Châu Âu chật vật ứng phó với cơn "bão giá"
Giá cả tiêu dùng tăng vọt ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân EU |
Xu hướng tăng giá tiêu dùng ở châu Âu giống như “trận tuyết lở”. Hầu hết Chính phủ các quốc gia thành viên EU đều khẳng định lý do của tình trạng này là do chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở miền Đông Ukraine. Trên thực tế, một phân tích về sự phát triển kinh tế của EU và Anh cho thấy các chiến lược gia châu Âu đang cố gắng che giấu đi những tính toán sai lầm.
Ví dụ, tại Tây Ban Nha, vào đầu tháng 3, dầu hướng dương gần như tăng giá gấp 3 lần. Người dân cho rằng đây là hậu quả của các chính sách giảm diện tích trồng trọt trong những năm gần đây để đi theo lộ trình của “thoả thuận xanh vĩ đại”. Các nhà phát triển lý luận chuyển đổi năng lượng châu Âu cho rằng mọi thứ do nông dân trồng đều gây ô nhiễm môi trường (phân bón làm hỏng đất, khí thải làm hỏng bầu khí quyển). Và nếu điều đó là đúng thì tại sao châu Âu lại phải huỷ hoại đất đai của mình nếu họ có thể mua mọi thứ cần thiết từ Nga và Ukraine?
Bức tranh ở Đức con ảm đạm hơn. Cuối tháng 3, Cơ quan Thống kê Liên bang của Đức (Destatis) đã ghi nhận tỷ lệ lạm phát ở mức 7,3% so với tháng 3/2021. Giá thực phẩm ở Đức trong tháng 1 năm nay cao hơn so với tháng trước 21,7%. Xung đột tại Ukraine đã khiến giá cả của không chỉ các mặt hàng năng lượng mà còn nhiều loại nguyên liệu nông nghiệp tăng mạnh.
Tại Pháp, lạm phát hàng năm trong tháng 3 lên tới 5,1%, con số này bị cho là không sát với thực tế. Vào tuần trước, chỉ trong hai ngày, giá nhiên liệu động cơ ở nước này đã tăng đến 30%. Và chỉ trong hai tháng gần đây, mức sống nói chung đã tăng giá 2,6%.
Ở Anh, giá trái cây và rau quả tại Vương quốc Anh trong những tháng đầu năm 2022 đã tăng trung bình 30%, dầu thực vật tăng 70%. Theo chuyên gia lương thực Ged Futter, “thực phẩm tại Anh sẽ tăng giá ít nhất 15% vào cuối năm”.
Dẫn đầu về tình trạng tăng giá ở châu Âu là Italy, với giá dầu hướng dương tại nước này đã tăng 19% trong tháng 2 và 23,3% trong tháng 3. Nằm trong top ba mặt hàng tăng giá nhiều nhất trong tháng 3 là rau, trái cây tươi (17,8%) và bơ (17,4%).
Giá khí đốt tăng vọt là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng chi phí năng lượng, vốn là chất xúc tác cho sự tăng giá của các sản phẩm trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế châu Âu. Hiện 1 megawatt điện năng ở Đức đắt hơn 5,4 lần so với biểu giá cũ của hơn 1 năm trước, của Italy đắt hơn 5 lần, của Anh đắt hơn 4,5 lần và ở các nước Bắc Âu đắt hơn 4,2 lần. Chính phủ của một số nước (đặc biệt là Tây Ban Nha và Pháp) đã phải chuyển phần lớn chi phí xã hội để trả cho năng lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, đây không phải là cách để giải quyết thảm hoạ kinh tế hiện nay.
Tất cả đều nhận thức rõ rằng những biện pháp đang được áp dụng sẽ không thể ngăn chặn đà tăng đối với các sản phẩm và dịch vụ. Do chi phí điện cao để sản xuất hàng hoá, chi phí sản xuất, đóng gói, giao hàng và các điểm bán lẻ đều tăng. Điều này đồng nghĩa rằng người mua sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho những thứ họ sử dụng so với trước đây.
Tin liên quan
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng thủ tục hành chính đơn giản hoá nhờ sắp xếp, tinh gọn bộ máy
09:53 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hải quan Hải Phòng bố trí đủ lực lượng đảm bảo thông quan thông suốt dịp Tết Ất Tỵ
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics