Căng thẳng vùng Vịnh có dẫn tới chiến tranh Mỹ-Iran?
Tàu sân bay Abraham Lincoln xuất hiện tại vùng Vịnh. |
Mỹ và Iran không có quan hệ ngoại giao kể từ khi các phần tử cực đoan Iran chiếm Đại sứ quán Mỹ sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979. Hai bên đã đôi lần tiến gần tới xung đột, đặc biệt trong giai đoạn căng thẳng dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, nhưng giới phân tích đang nhận thấy một loạt yếu tố khiến thời điểm hiện nay đặc biệt kích động. Theo giới phân tích, tình trạng gia tăng căng thẳng ở vùng Vịnh cho thấy nguy cơ đối đầu quân sự giữa hai kẻ thù “không đội trời chung” - Iran và Mỹ - cho dù xung đột giữa 2 bên có thể chỉ là chiến tranh du kích thay vì là cuộc chiến toàn diện.
Trump đã khiến các đồng minh châu Âu thất vọng khi đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết năm 2015 và giờ đây đang tăng cường đưa ra các phát biểu lớn tiếng chống Tehran. Iran và Saudi Arabia - đồng minh thân cận của Mỹ trong nhiều thập kỷ - đang ở 2 phe đối lập trong cuộc xung đột tại Yemen. Và tại Israel, một đồng minh khác của Mỹ, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đang thúc đẩy quan điểm cứng rắn với Iran. Gần đây nhất, một loạt vụ tấn công bí ẩn nhằm vào các tàu ngoài khơi Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), đồng minh chính của Saudi Arabia, đã khiến Tổng thống Trump cảnh báo Iran sẽ “phải hứng chịu hậu quả nghiêm trọng” nếu làm tổn hại tới các lợi ích của Mỹ. Giám đốc dự án về Iran tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG) Ali Vaez nói: “Chính quyền Trump đã gia tăng căng thẳng đáng kể trong khu vực và do đó làm gia tăng nguy cơ xung đột quân sự với Iran, dù vô tình hay cố ý. Nguy cơ xảy ra đụng độ, ngay cả khi không có hành động khiêu khích, là khá cao”. Về phần mình, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Cận Đông và Trung Đông của Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Irina Fedorova, cho rằng: “Mỹ đang làm trầm trọng thêm tình hình xung quanh Iran, gây áp lực kinh tế, ngoại giao và quân sự, tập trung lực lượng quân sự ở Vịnh Persic. Họ đã điều động tàu sân bay Abraham Lincoln, tàu tấn công đổ bộ Arlington, cũng như điều động máy bay ném bom B-52 đến Qatar. Tất nhiên, Iran phản ứng với những hành động như vậy và đáp trả bằng những tuyên bố sắc bén nhằm cảnh báo Mỹ”.
Tuy nhiên, bà Fedorova cho rằng vẫn còn cơ hội tránh một kịch bản vũ lực: “Trong khi gây áp lực quân sự, Tổng thống Trump đang đề nghị Iran bắt đầu đàm phán... Mặt khác, rõ ràng là Iran không có ý định kích động xung đột quân sự bằng bất kỳ cách nào”. Trong khi đó, cố vấn đề Trung Đông tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) Denis Bauchard cho rằng cả hai bên đều có lý do để không muốn leo thang căng thẳng. Ông nói: “Nếu nhìn nhận việc này một cách lý trí, thì tình hình sẽ không leo thang bởi hai bên đều có lý do để mong muốn căng thẳng lắng dịu”, ám chỉ giới quân đội Mỹ và Israel. Ông nói rằng Iran đến nay vẫn đặc biệt “kiềm chế”, nhưng nguy cơ tới từ các nhân vật diều hâu ở cả hai bên như cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định Washington không theo đuổi cuộc chiến với Iran, bất chấp tình trạng căng thẳng leo thang mà ở đó Lầu Năm Góc điều động các máy bay ném bom hạt nhân tới khu vực. Bình luận của ông Pompeo được đưa ra trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới Nga - nhà bảo trợ chính của Tehran vốn đổ lỗi cuộc khủng hoảng hiện nay là do quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran của Washington.
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể leo thang và diễn ra trên biển, ngay lập tức gây ra những tác động mang tính toàn cầu đối với các thị trường năng lượng nếu tình trạng căng thẳng này ảnh hưởng tới việc vận chuyển qua điểm trung chuyển chính là Eo biển Hormuz.
Tin liên quan
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK