Cần sửa đổi chính sách quản lý hàng hóa trị giá thấp gửi qua dịch vụ CPN
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hàng hóa nhập khẩu nói chung và hàng hóa nhập khẩu giao dịch bằng phương thức điện tử sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh tăng đột biến. Ảnh: ST |
Lượng hàng tăng đột biến
Cục Hải quan Hà Nội có 2 chi cục thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa CPN là Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh và Chi cục Hải quan Gia Thụy, thực hiện quản lý 6 địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung. Tại các địa điểm này, có 23 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ CPN (là chủ sở hữu địa điểm hoặc thuê kho) đăng ký hoạt động.
Theo Cục Hải quan Hà Nội, xu thế toàn cầu hóa, phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới, sự phát triển của hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không, đặc biệt kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hàng hóa nhập khẩu nói chung và hàng hóa nhập khẩu giao dịch bằng phương thức điện tử sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh tăng đột biến.
Bên cạnh việc nỗ lực đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi, trong quá trình thực hiện kiểm tra, quản lý loại hình này theo quy định, Cục Hải quan Hà Nội cho rằng còn một số vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ.
Theo quy định tại Thông tư 191/2015/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 56/2019/TT-BTC, hồ sơ, thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh rất đơn giản (chỉ bao gồm Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp, vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương, hóa đơn thương mại (nếu có). Trong khi Hệ thống VNACCS/VCIS không có một số trường thông tin dẫn đến không đủ thông tin để công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu chính xác tên hàng, trị giá hải quan, chính sách mặt hàng, theo dõi, xác định đối tượng trọng điểm để áp dụng biện pháp quản lý phù hợp.
Theo khoản 2 Điều 29 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP, hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan từ 1.000.000 đồng trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp từ 100.000 đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu. Quy định này không giới hạn số lần/đơn vị thời gian một tổ chức, cá nhân được miễn thuế như trường hợp miễn thuế đối với quà biếu tặng hay miễn thuế đối với hành lý trong định mức của người điều khiển tàu bay và nhân viên phục vụ trên các chuyến bay quốc tế… Do đó thực tế tại Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh phát sinh các trường hợp cùng một tổ chức, cá nhân, một số điện thoại trong một thời gian ngắn đã đứng tên nhập khẩu nhiều tờ khai hàng hóa trị giá thấp.
Đồng thời, Hệ thống VASSCM đối với địa điểm bưu chính, chuyển phát nhanh chưa được triển khai. Do đó việc giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho, địa điểm trong trường hợp chưa có kết nối hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan được thực hiện thủ công bởi công chức hải quan.
Bên cạnh đó, đối với hàng hóa có trị giá không lớn, nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức không chấp nhận nộp thuế, không muốn hoặc mẫu hàng không đủ điều kiện kiểm tra chuyên ngành nên đã từ chối nhận hàng. Hệ quả, tại các kho chuyển phát nhanh thường phát sinh số lượng lớn hàng hóa tồn đọng. Cơ quan Hải quan phải dành nguồn lực để theo dõi, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan chuyên ngành để xử lý…
Cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật phù hợp với thực tiễn
Từ những vấn đề vướng mắc trong quá trình kiểm tra, giám sát đối với hàng chuyển phát nhanh, Cục Hải quan Hà Nội cho rằng có thể tiềm ẩn những rủi ro đối với hàng chuyển phát nhanh trị giá thấp. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh có thể lợi dụng chính sách có liên quan để chia, tách hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế, không thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Hàng hóa nhập khẩu nhỏ lẻ, số lượng rất lớn, đối tượng nhập khẩu chủ yếu là cá nhân, tổ chức không có mã số thuế, thông tin khai báo ít... Đó là các khó khăn trong việc xác định rủi ro để quản lý, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan và vấn đề xử lý sau kiểm tra.
Để đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, theo Cục Hải quan Hà Nội, cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật phù hợp với thực tiễn. Thúc đẩy tiến độ xây dụng, trình Chính phủ ban hành Nghị định Quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trong đó, quy định thủ tục hải qua đơn giản, nhanh chóng, đảm bảo việc quản lý của cơ quan Hải quan, thu đúng, thu đủ thuế xuất khẩu, nhập khẩu, phòng chống gian lận thương mại. Các bên tham gia vào hoạt động giao dịch thương mại điện tử gửi trước đến Hệ thống quản lý hải quan thông tin về đơn hàng, thông tin về vận chuyển lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
Đồng thời trình Chính phủ sớm ban hành Nghị định Kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm. Trong đó, quy định rõ trình tự thủ tục thực hiện tại cơ quan Hải quan, các trường hợp miễn kiểm tra, phương pháp kiểm tra. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Trong đó, quy định định mức miễn thuế đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh (bao gồm: trị giá, số thuế tối thiểu và số lần/đơn vị thời gian một tổ chức, cá nhân được miễn thuế). Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 128/2020/NĐ-CP, trong đó quy định bổ sung đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh trong trường hợp thay mặt chủ hàng khai báo hải quan đối với hàng hóa trị giá thấp.
Ngoài ra, cần sửa đổi, bổ sung Thông tư số 191/2015/TT-BTC, Thông tư số 56/2019/TT BTC theo hướng nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh; áp dụng triệt để quản lý rủi ro để công chức Hải quan tập trung thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đối với đối tượng, lô hàng trọng điểm, hàng hóa có dấu hiệu vi phạm (hàng cấm, vũ khí, ma túy...). Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 203/2014/TT-BTC, trong đó quy định đơn giản hơn trình tự thủ tục xử lý hàng hóa tồn đọng. Bổ sung nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh thực hiện xử lý hàng tồn đọng và chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ các chi phí có liên quan.
Cục Hải quan Hà Nội cũng kiến nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn, ban hành quy trình; nâng cấp hệ thống nghiệp vụ hải quan; trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật… để đảm bảo quản lý đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Tin liên quan
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố
14:58 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe trong kiểm toán độc lập
18:25 | 07/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gia hạn thí điểm người Việt được vào chơi casino
19:55 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quy trình trình tự thực hiện thủ tục khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố
09:25 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
08:15 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi quy định biện pháp cưỡng chế trong quản lý thuế
15:43 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK