Căn nhà lưu giữ những ký ức về Bác Hồ
Vinh dự của gia đình Chánh tổng giác ngộ cách mạng
Những ngày cuối tháng 8, khi cả nước đang hướng về ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, chúng tôi tìm về nhà cụ Công Văn Trường để được nghe kể lại những câu chuyện về Bác Hồ trong thời gian Người dừng chân ở đây. Tiếp chúng tôi trong căn phòng treo những tấm bằng ghi công, những bức ảnh kỷ niệm, ông Công Ngọc Dũng (chắt nội của cụ Công Văn Trường) chia sẻ: “Tôi là thế hệ sinh sau không được chứng kiến những ngày Bác Hồ về ở và làm việc ở nhà tôi. Nhưng ngay từ nhỏ, tôi đã được bố và bà nội kể chuyện về Bác Hồ, những câu chuyện đó đến giờ tôi vẫn nhớ và kể lại cho con cháu”.
Chia sẻ về cơ duyên căn nhà được lựa chọn là nơi Bác Hồ dừng chân khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô, ông Dũng cho biết: “Năm 1929, khi ông nội tôi là ông Công Ngọc Lâm giữ chức Chánh tổng thì được cụ tôi là ông Công Văn Trường xây cho một căn nhà để tiếp khách. Nhưng sau đó ông nội tôi không may mất sớm, bà nội tôi đã sớm giác ngộ cách mạng và hoạt động bí mật ở địa phương. Không chỉ có bà tôi, sau này bố tôi là ông Công Ngọc Kha cũng đi theo mẹ hoạt động cách mạng và là hội viên Hội Cứu quốc”.
Theo lời kể của ông Công Ngọc Dũng, gia đình cụ Công Văn Trường là gia đình Chánh tổng thường xuyên tiếp nhiều khách nên đã được ông Hoàng Tùng là cán bộ An toàn khu ở xã Phú Thượng lúc bấy giờ chọn làm cơ sở cách mạng. Do đó, từ năm 1941 đến 1945, căn nhà do cụ Công Văn Trường xây dựng đã trở thành địa chỉ hoạt động bí mật, an toàn, cũng là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho cán bộ cách mạng hoạt động bí mật. Chính vì vậy, căn nhà đã được chọn là địa điểm dừng chân của Bác Hồ trong 3 ngày, khi Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô.
Nhớ lại những câu chuyện được bà nội và bố kể về Bác Hồ, ông Dũng cho biết, sau khi đò cập bến cây gạo, có một đoàn khoảng 10 người, trong đó có một ông cụ mắt sáng đi thẳng về nhà cụ Công Văn Trường (Nhà lưu niệm Bác Hồ ở phường Phú Thượng hiện nay-PV). Ông cụ ở và làm việc tại đây từ chiều 23/8/1945 đến chiều 25/8/1945. “Theo như lời bố tôi kể lại, đêm đầu tiên ông cụ đã làm việc rất khuya, khi bố tôi đi gác đêm về vẫn thấy ông cụ ngồi trên chiếc tràng kỷ để làm việc. Sớm hôm sau, cả nhà thấy ông cụ dậy ra bờ ao trước nhà tập thể dục. Mặc dù rất bận nhưng trong ba ngày đó, ông cụ vẫn dành thời gian để dạy chị gái tôi hát và rèn luyện sức khỏe”, ông Dũng cho biết.
Chiều 25/8, trước khi về Thủ đô, ông cụ đã gặp những người trong gia đình cụ Công Văn Trường. Theo lời ông Dũng, khi gặp mặt những người trong gia đình cụ Công Văn Trường, ông cụ nói: “Tôi về đây mấy hôm, được sự chăm lo giúp đỡ của gia đình, chiều nay tôi phải đi công tác, tôi xin cảm ơn gia đình đã giúp đỡ tôi cùng các anh em trong đoàn. Hẹn khi nào có dịp tôi sẽ quay trở lại”.
Ông Dũng cũng cho biết: Khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ở Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, những người trong gia đình cụ Công Văn Trường chỉ ngờ ngợ Bác là “ông cụ mắt sáng” đã ở trong nhà mình trước đó. Sau đó, ông Hoàng Tùng mới cho mọi người trong gia đình biết, ông cụ đã ở trong nhà của gia đình chính là Bác Hồ. “Lúc đó, những người trong gia đình tôi cảm thấy rất vinh dự và tự hào vì được ở cùng với Bác Hồ trong 3 ngày”, ông Dũng nói.
Bài học về sự bình đẳng
Đúng như lời hứa với gia đình cụ Công Văn Trường, vào ngày 24/11/1946, Bác Hồ đã về nhà cụ Công Văn Trường lần hai. Khi vừa đặt chân đến cổng nhà, Bác Hồ đã hỏi thăm đến cụ Công Văn Trường. Khi đó cụ Công Văn Trường đã hơn 90 tuổi, được mọi người trong gia đình báo là có Bác Hồ về thăm liền mặc áo the, khăn xếp trịnh trọng gặp Bác. Cụ Trường vừa đến chỗ cây hoa mộc trước cửa nhà, định quỳ xuống lễ Bác, nhưng Bác đã ra cửa đưa tay đỡ cụ Trường đứng lên. Bác Hồ nói: “Chúng ta là anh em cả, không còn chế độ thực dân phong kiến nữa nên mời cụ vào nhà nói chuyện”. Cụ Trường vào nhà trò chuyện với Bác, trong cuộc trò chuyện, Bác Hồ có hỏi cụ: “Bây giờ giặc Pháp đánh ta, cụ nghĩ thế nào?”, cụ Trường liền trả lời: “Thưa Bác, giặc có nhiều tàu bay, xe sắt to lắm”. Bác nói: “Tuy giặc Pháp có máy bay nhưng chúng ta có lòng dân đoàn kết, nhất định đánh thắng giặc Pháp”. Ông Dũng chia sẻ: “Lúc đó, bố tôi có chứng kiến cuộc nói chuyện giữa Bác Hồ và cụ nội tôi nên rất xúc động, sau này khi kể lại cho chúng tôi nghe, bố tôi vẫn không nén được cảm xúc dâng trào về cách ứng xử của Bác”.
Không chỉ có vậy, gia đình ông Công Ngọc Dũng vẫn nhớ một kỷ niệm giữa Bác Hồ với cụ Nguyễn Thị An. Đó là, để đảm bảo bí mật trong những ngày Bác Hồ ở lại trong căn nhà của gia đình, chỉ có mình cụ Nguyễn Thị An (vợ cụ ông Công Văn Trường-PV) được phục vụ cơm cho Bác Hồ và những đồng chí trong đoàn đi cùng với Bác. Vào bữa cơm ngày 25/8/1945, cụ Nguyễn Thị An biết “ông cụ già mắt sáng” đang ở trong nhà mình là người quan trọng nên đã chuẩn bị 3 mâm cơm và để một mâm ở trên giường nhằm tỏ ý kính trọng. Nhưng Bác Hồ thẳng thắn nói với cụ An mang mâm cơm đặt xuống chiếu để Bác cùng ăn với mọi người. Khi đó, cụ An đã để mâm xuống chiếu và đứng lại phía nồi cơm chờ xới cơm cho khách, nhưng Bác Hồ lắc đầu và bảo cụ An để nồi cơm ra giữa, ai ăn hết sẽ tự xới. “Cách ứng xử của Bác với những người trong gia đình luôn thể hiện một sự bình đẳng. Đó là bài học mà bà tôi, bố tôi đã học tập được để dạy cho con cháu. Đến nay sự bình đẳng trong cách ứng xử với mọi người là một nét đẹp truyền thống vẫn được gia đình truyền dạy cho con cháu”, ông Dũng cho biết.
Sau này, Bác Hồ còn về phường Phú Thượng lần ba vào ngày mùng 1 Tết năm 1957, nhưng lần này Bác không về nhà cụ Nguyễn Công Trường mà về UBND xã Phú Thượng và đi thăm một số gia đình đặc biệt nhất xã lúc bấy giờ.
Ông Công Ngọc Dũng trong Nhà lưu niệm Bác Hồ. Ảnh: Đ.H. |
Nhà lưu niệm Bác Hồ
Căn nhà nơi lưu giữ kỷ niệm lần Bác Hồ từng ở lại trong dịp về xã Phú Thượng nay trở thành Nhà lưu niệm Bác Hồ. Ngôi nhà đã qua ba lần tu bổ, nâng cấp, nguồn vốn do thành phố Hà Nội đầu tư.
Những hiện vật trong nhà như: Bộ tràng kỷ Bác từng làm việc, chiếc sập gỗ Bác đã nằm nghỉ được gia đình ông Dũng giữ gìn cẩn thận. Tại gian chính ngôi nhà, có bàn thờ Bác đặt trang trọng ở giữa. Hai gian bên cạnh được treo các hình ảnh liên quan đến các lãnh đạo Trung ương và Hà Nội từng đến thăm ngôi nhà cùng một số bức ảnh ghi lại từng giai đoạn cách mạng của Việt Nam. Một số hiện vật khác đang được gia đình phục hồi, sắp đặt như cũ, tuy nhiên, ông Công Ngọc Dũng tâm tư là chiếc chõng tre mà Bác Hồ từng ngồi ăn cơm không còn và nay chưa phục hồi được.
Tại ngôi nhà này, gia đình ông Dũng còn được đón rất nhiều lãnh đạo Trung ương và Hà Nội như: Đồng chí Trần Đăng Ninh, đồng chí Trường Chinh, đồng chí Đỗ Mười, đồng chí Võ Chí Công...
“Trách nhiệm trông coi ngôi nhà không chỉ có thế hệ tôi, mà các con cháu của tôi sau này cũng phải đảm trách, vì đó là niềm tự hào, vinh dự của cả gia đình”, ông Công Ngọc Dũng khẳng định. Đặc biệt, hiện gia đình ông vẫn duy trì nếp sinh hoạt thường niên, tổ chức họp mặt gia đình đúng ngày 23/8 hàng năm. Ngày đó, bố mẹ kể cho con, ông bà kể cho cháu về những kỷ niệm 3 ngày Bác Hồ sống trong căn nhà này.
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics