Cần giải pháp rút ngắn thủ tục đầu tư công, tránh gây lãng phí
Các vấn đề liên quan đến đầu tư công được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm và chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn |
Không có gói thầu đầu tư công lãng phí
Tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (đoàn Bến Tre) nêu ý kiến cho rằng, đầu tư công chưa thật sự tiết kiệm mà thậm chí còn lãng phí. Cùng một công trình, dự án, nếu là đầu tư tư nhân thì chỉ bằng phân nửa hoặc tối đa cũng chỉ bằng 2/3 so với tổng mức vốn đầu tư công.
Phủ định quan điểm này, theo Bộ trưởng, qua nghiên cứu định mức xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành đối với công trình giao thông và gói thầu công trình kiến trúc thì Bộ Tài chính thấy không có gói thầu lãng phí, mà thậm chí nhiều định mức đang còn thấp, thua so với thực tế chi phí.
Chẳng hạn, gói thầu nhân công cao nhất của định mức là 300.000 đồng/ngày nhưng ở bên ngoài phải thuê đến gói thầu 500.000 đồng/ngày.
Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn |
Vì thế, Bộ trưởng cho rằng, lãng phí của đầu tư công không phải nằm ở vấn đề định mức mà ở quá trình triển khai. Chẳng hạn như việc “ăn bớt” khối lượng hay chất lượng trong thi công, hoặc để công trình kéo dài, lãng phí, không đưa vào sản xuất, sử dụng hay bố trí thiếu vốn hoặc vấn đề triển khai chậm, vốn chậm cho công trình…
Cũng về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng bày tỏ nhất trí với ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, vấn đề thất thoát trong đầu tư công có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn trong việc lựa chọn dự án không thật sự chính xác, có cái cần làm trước lại không làm, có cái chưa cần làm thì lại làm. Hơn nữa là về quy mô dự án, có dự án cần làm hiện đại ngay thì lại phân kỳ và làm ở cấp thấp, sau đó lại mở rộng, nâng cấp, bổ sung thêm, dẫn đến kinh phí phải bổ sung thêm rất lớn.
“Gần đây, chúng ta hay nghe nói đường giao thông, cao tốc 2 làn, rồi 4 làn hạn chế và 4 làn hoàn chỉnh, nhưng không có dải phân cách, không có 2 làn dừng, nên hiện phải đi quản lý đất đai và mở rộng ra, rất tốn kém. Việc này Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo là nếu đã làm cao tốc phải tính đến hoàn chỉnh ngay và chưa làm được thì giải phóng mặt bằng một lần cho đầy đủ”, Bộ trưởng Bộ KHĐT nói.
Về công tác chuẩn bị đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nếu khảo sát tốt, tính toán tốt thì trong quá trình triển khai sẽ nhanh hơn và không bị làm tăng chi phí. Mặt khác, trong đầu tư công, các bộ phải báo cáo, giải trình nhiều lần, dẫn đến kéo dài và đã kéo dài thì làm giảm hiệu quả của dự án đầu tư công.
Cần gỡ vướng, hoàn thiện quy định pháp luật
Cũng liên quan đến đầu tư công, đại biểu Trần Chí Cường (đoàn Đà Nẵng) chất vấn về sự chồng lấn trong các quy định. Cụ thể, Luật NSNN và các quy định của pháp luật chuyên ngành có những quy định về việc sử dụng chi thường xuyên NSNN để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động của bộ máy, Luật Đầu tư công cũng có quy định về vấn đề đó nên dẫn tới cách hiểu cho rằng toàn bộ các dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, mua sắm tài sản, sửa chữa, nâng cấp… đều phải sử dụng nguồn vốn đầu tư công.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn |
Bổ sung thêm, Bộ trưởng Bộ KHĐT cho biết, việc sửa chữa, nâng cấp hiện nay vẫn được triển khai bình thường, chỉ có đầu tư mới thì phải thực hiện quy trình theo Luật Đầu tư công. Hiện nay, Chính phủ cũng đang trình với Quốc hội cho phép dự án dưới 15 tỷ đồng thì được thực hiện từ chi thường xuyên. Bộ trưởng cho hay, việc này đang chờ quyết định của Quốc hội.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, hiện nay còn những vướng mắc trong triển khai thực hiện do chưa hiểu đầy đủ, thống nhất về chi thường xuyên, chi đầu tư nhưng cơ quan quản lý đã nghiên cứu rất kỹ Luật Đầu tư công và Luật NSNN. Luật Đầu tư công bắt đầu ban hành từ năm 2014 đã quy định toàn bộ các hoạt động trong đầu tư công như: sửa chữa, nâng cấp, mở rộng... đối với toàn bộ tài sản công không phân biệt giá trị, nên khi thực hiện phải bị điều chỉnh bởi Luật Đầu tư công.
Nói thêm về Luật Đầu tư công, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, kế hoạch đầu tư công trung hạn hằng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nếu không có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn này là vi phạm, nên ảnh hưởng đến chi phí làm quy hoạch, chi phí để chuẩn bị đầu tư hay các vấn đề như là hỗ trợ lãi suất. Vì thế, vấn đề hiện nay là cần gỡ vướng, sửa đổi, hoàn thiện quy định pháp luật để đảm bảo cho kinh tế phát triển, để cán bộ thực hiện theo đúng quy định, không bị vướng, không sợ sai phạm.
Ngoài ra, về tháo gỡ khó khăn thực hiện Luật Đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng cần cải cách thủ tục hành chính, nhất là phần về chuẩn bị đầu tư từ chủ trương đầu tư, lập dự án đầu tư, phê duyệt dự án, thẩm định thiết kế, dự toán, lập hồ sơ mời thầu, giải phóng mặt bằng… Theo Bộ trưởng, đây là những khâu kéo dài nhất, khiến vốn không giải ngân được gây ứ đọng ngân sách, gây ra lãng phí, nên cần có giải pháp rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục hành chính các khâu này.
Bộ trưởng cũng cho rằng, nên tách khâu giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án và xem như dự án độc lập bởi khâu này triển khai rất lâu, nhiều thủ tục. Một giải pháp khác được Bộ trưởng đề cập là không nên ràng buộc quy định về chi chuẩn bị đầu tư bằng nguồn chi đầu tư mà có thể cho phép dùng nguồn chi thường xuyên để trao quyền cho chính quyền địa phương lập dự án đầu tư cần thiết, sau khi có đầy đủ dự án đầu tư sẽ bố trí vốn đầu tư công. Điều này sẽ giúp triển khai dự án nhanh hơn.
Tin liên quan
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK