Cần “đối xử” thế nào với thuốc lá thế hệ mới?
Kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng thuốc lá thế hệ mới Cần làm rõ chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới |
Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra lô thuốc lá điện tử vi phạm. |
Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã ban hành một mã chung áp dụng cho thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá làm nóng (TLLN) dựa trên tính tương đồng của 2 sản phẩm này để làm cơ sở cho hải quan các quốc gia áp dụng chính sách thuế quan nói riêng và chính sách quản lý nói chung phù hợp với đặc tính kỹ thuật của hàng hóa.
Vì sao TLĐT và TLLN được xếp cùng một phân nhóm?
TLĐT và TLLN cùng thuộc nhóm sản phẩm hóa hơi mà không đốt cháy, bởi vậy, hai sản phẩm có nhiều điểm tương đồng.
Thứ nhất, cả hai sản phẩm này đều sử dụng thiết bị điện tử, và đều hoạt động theo cơ chế làm nóng để tạo ra khí hơi (aresol) có chứa nicotin. Do không có quá trình đốt cháy như thuốc lá điếu, cả hai sản phẩm đều không có hắc ín (tar) - một trong những sản phẩm phụ chứa các thành phần gây hại của khói thuốc.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới về toàn cảnh thuốc lá toàn cầu 2021: giải quyết những sản phẩm mới nổi (WHO report on the global tobacco epidemic 2021: addressing new and emerging products) phát hành ngày 27/7/2021, tại trang 21, WHO ghi nhận tính đến năm 2021 đã có 111 quốc gia ban hành quy định quản lý thuốc lá điện tử. Vương Quốc Anh, Canada, và New Zealand là những quốc gia điển hình có khung pháp lý rất nghiêm ngặt cho thuốc lá truyền thống nhưng khuyến khích thuốc lá điện tử như một phần của chiến lược giảm thiểu tác hại thuốc lá. Trong khi đó, theo thống kê của Global Tobacco Control, tính đến tháng 5/2023 có tổng cộng 78 quốc gia đã ban hành quy định cho phép hoặc cấm thuốc lá làm nóng. |
Thứ hai, cả TLĐT và TLLN cùng phù hợp với định nghĩa “thuốc lá khác” được quy định tại Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012. Do sự tương đồng về đặc tính kỹ thuật, WCO đã tạo ra phân nhóm mới (24.04) cho dung dịch TLĐT và TLLN và không đưa vào phân nhóm 24.02 dành cho thuốc lá truyền thống. Việc thuốc lá thế hệ mới cùng được đưa vào phân nhóm riêng cũng cho thấy WCO ghi nhận sự tương đồng giữa TLĐT và TLLN.
Phù hợp với hướng dẫn của WCO, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 31/2022/TT-BTC ngày 8/6/2022 về Danh mục hàng hóa Xuất nhập khẩu 2022, qua đó cũng đã tạo ra phân nhóm mới là 24.04 cho TLĐT và TLLN.
Nguy hại khôn lường từ thuốc lá thế hệ mới |
Lúng túng trong quản lý thuốc lá “thế hệ mới” |
Thuốc lá “thế hệ mới” đang ngoài vòng kiểm soát? |
Với cơ chế hoạt động và phân loại sản phẩm như vậy, sản phẩm TLĐT và TLLN nên được đưa vào quản lý dưới cùng một văn bản pháp lý, cùng thời điểm để đảm bảo tính đồng bộ và bao quát, tiết kiệm chi phí cho ngân sách nước ta, đây cũng là kinh nghiệm quản lý thuốc lá thế hệ mới của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới.
Chỉ nên cho lưu hành TLĐT hệ thống đóng
TLĐT cấu thành từ 2 sản phẩm riêng biệt là thiết bị điện tử có pin sạc, là công cụ hỗ trợ nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro bằng việc tạo ra cơ chế dùng để tạo nhiệt hóa hơi thay thế cho việc đốt cháy thuốc lá; và đầu chứa dung dịch có chứa nicotine.
TLĐT gồm có hai loại là TLĐT hệ thống đóng và TLĐT hệ thống mở.
Ở TLĐT hệ thống mở, người dùng có thể tái nạp dung dịch hoặc pha trộn thêm với các loại dung dịch hoặc các chất khác.
Ở TLĐT hệ thống đóng, chỉ có đầu dung dịch đã được pha chế và đóng gói kín theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất mới có thể sử dụng được cho TLĐT hệ thống đóng. Người dùng không thể thêm bớt nồng độ, hay pha trộn thêm các loại chất khác. Do đó, chất lượng dung dịch được đảm bảo từ nhà sản xuất theo đúng quy chuẩn kỹ thuật yêu cầu, và vì vậy, tính an toàn được đảm bảo hơn rất nhiều so với TLĐT hệ thống mở.
Do đó, các chuyên gia cho rằng trong giai đoạn này Việt Nam nên cho lưu hành TTĐT hệ thống đóng, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Điều này đang là cấp thiết vì 90% thị trường thuốc lá thế hệ mới nhập lậu là TLĐT, gấp 9 lần so với TLLN (theo dữ liệu khảo sát thị trường Việt Nam được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Kantar năm 2022).
Vào năm 2020, Bộ Y tế cũng thực hiện khảo sát điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại 34 tỉnh thành cho thấy tỷ lệ sử dụng TLĐT đã tăng tới 18 lần.
Vì cả TLLN và TLĐT đều có các đặc tính kỹ thuật tương tự nhau.
Ví dụ, cả hai đều phải sử dụng cùng với thiết bị điện tử, không xảy ra quá trình đốt cháy và không có khói, TLLN và TLĐT cần phải được điều chỉnh bởi cùng một văn bản pháp lý và cùng một thời điểm để tạo ra sự đồng bộ trong việc quản lý.
Ngoài ra, việc thí điểm đồng bộ sẽ giúp Chính phủ và các cơ quan chức năng có đầy đủ thông tin cho cả hai dòng sản phẩm giúp cho việc đánh giá các tác động kinh tế xã hội một cách toàn diện hơn, tạo tiền đề cho việc thiết lập một khung pháp lý phù hợp, dài hạn trong tương lai.
Số lượng quốc gia cho phép sản xuất, kinh doanh TLĐT nhiều hơn các quốc gia cho phép kinh doanh TLLN.
Sớm kiểm soát TLĐT
Mới đây, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Kiểm soát thuốc lá mới có trách nhiệm” tại Hà Nội, cập nhật những trao đổi mới nhất về chính sách kiểm soát hiệu quả các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới.
Tại hội thảo, đại diện các bộ, ngành đã thảo luận về tính cấp thiết của việc cần quản lý những sản phẩm thuốc lá thế hệ mới phù hợp với Luật Phòng chống tác hại thuốc lá hiện hành và định hướng hợp pháp hóa có trách nhiệm trên cơ sở bảo vệ giới trẻ, cộng đồng.
Hiện nay thị trường thuốc lá thế hệ mới nhập lậu chủ yếu là TLĐT; gấp gần 9 lần so với TLLN.
Theo dữ liệu khảo sát thị trường Việt nam được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Kantar hàng năm (từ 2018 - 2022), tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá thế hệ mới vào năm 2022 là 1%, trong đó khoảng 85% là sản phẩm TLĐT, còn lại là sản phẩm TLLN. Tỷ lệ này đã tăng khoảng 3 lần trong 4 năm vừa qua, và dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm sắp tới theo xu hướng người tiêu dùng. Số liệu này cũng phù hợp với báo cáo về tình hình thuốc lá thế hệ mới nhập lậu của lực lượng quản lý thị trường.
Như vậy, cần đưa TLĐT vào diện quản lý sớm nhằm đảm bảo người tiêu dùng được tiếp cận với các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quản lý được cung cấp bởi những nhà sản xuất có uy tín, giúp giảm thiểu những tai nạn không đáng có từ TLĐT hệ thống mở nhập lậu mà báo chí đã nêu trong thời gian gian gần đây.
Ngoài ra, việc có cơ sở pháp lý rõ ràng cho các cơ quan chức năng thực thi việc chống thuốc lá lậu (bao gồm cả thuốc lá thế hệ mới). Sớm đưa thuốc lá thế hệ mới vào diện quản lý chặt chẽ, áp thuế tiêu thụ đặc biệt theo đặc tính sản phẩm cũng sẽ giúp tăng nguồn thu ngân sách từ dòng sản phẩm này thay vì để thất thu trong mấy năm qua.
Đặc biệt, việc ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là tối quan trọng để có thể quản lý chất lượng các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, nhằm bảo vệ sức khỏe người dùng cũng như các đối tượng xung quanh. Do đó, các chuyên gia cũng đã đề xuất Chính phủ đẩy nhanh việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho cả hai sản phẩm để có cơ sở khoa học kỹ thuật quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Tin liên quan
Chống buôn lậu thuốc lá trong bối cảnh tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt
20:44 | 19/11/2024 An ninh XNK
Nhân viên Bưu điện lĩnh án tù vì giúp sức vận chuyển thuốc lá lậu
23:27 | 13/11/2024 An ninh XNK
Cấm thuốc lá điện tử
08:12 | 14/11/2024 Người quan sát
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh
14:13 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Luận bàn về biện pháp tuyên truyền, vận động trong kiểm soát hải quan về phòng chống tội phạm môi trường
09:40 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
09:30 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm tiêu thụ thuốc lá
09:28 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức
10:45 | 20/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Đề nghị không tăng thuế thuốc lá đột ngột để tránh hệ lụy
10:26 | 18/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
VCCI đề xuất phân biệt rõ giữa cắt giảm và chuyển đổi hình thức cấp phép kinh doanh
16:18 | 17/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tác động của các FTA đến thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2023
20:52 | 17/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quản lý nhiên liệu trên phương tiện vận tải XNC: Kinh nghiệm quốc tế để Hải quan Việt Nam tham khảo
14:10 | 13/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tin mới
Hải quan Quảng Ngãi phối hợp xác minh ma túy trôi dạt vào bờ biển
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 lít dầu DO trái phép trên biển
Sẽ có nhiều điểm mới trong quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics