Cần đánh giá rõ nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |
Vẫn còn công chức phiền hà, sách nhiễu
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Công tác THTKCLP trong cả nước có những chuyển biến tích cực. Công tác đổi mới, sắp xếp, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp tiếp tục được đẩy mạnh.
Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử được triển khai tích cực, hướng tới nền hành chính công khai, minh bạch, thông suốt, hiệu quả; đổi mới cơ chế hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập.
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được triển khai, thực hiện mạnh mẽ hơn, có tác động cảnh tỉnh, răn đe, ngăn chặn tiêu cực, tạo hiệu ứng tích cực trong toàn xã hội, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn, nghiêm trọng tiếp tục được phát hiện, xét xử nghiêm minh.
Đến thời điểm tổng hợp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn 4/35 bộ, cơ quan Trung ương, 7/63 tỉnh, thành phố không gửi báo cáo kết quả THTK,CLP. Việc ban hành Chương trình THTK,CLP báo cáo kết quả THTK,CLP trong năm 2019 ở một số Bộ, cơ quan ở Trung ương và địa phương còn chưa nghiêm. Thực trạng này đã kéo dài nhiều năm, thể hiện ý thức chưa nghiêm của một số bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong việc tuân thủ các quy định của Luật THTK,CLP. |
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, bên cạnh những kết quả tích cực, toàn diện, vẫn còn những hạn chế, cần nghiêm túc nhìn nhận, khắc phục, như: Việc thực thi một số chủ trương, chính sách, pháp luật có lúc, có lĩnh vực chậm đi vào cuộc sống; một số vấn đề liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, nhưng chuyển biến còn chậm, hiệu quả chưa cao; giải ngân vốn đầu tư công chậm. Còn tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức sách nhiễu, gây phiền hà trong xử lý công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp...
Nguyên nhân chủ yếu do tinh thần trách nhiệm, ý thức nêu gương của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; kỷ luật, kỷ cương một số nơi bị buông lỏng, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý, thực thi chính sách chưa cao.
Xử nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm
Thẩm tra nội dung này, thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách ghi nhận trong công tác chỉ đạo, điều hành và ban hành Chương trình THTK,CLP.
Một trong những kết quả nổi bật được Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Đức Hải đề cập là chi ngân sách được đảm bảo theo dự toán để bố trí đủ nguồn chi quản lý nhà nước, quốc phòng - an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội và thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn; hạn chế chi mua sắm xe ô tô công, thiết bị đắt tiền, tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ hội, khánh tiết, công tác nước ngoài...
Bên cạnh đó, tích cực cơ cấu lại chi ngân sách, giảm dần chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển, chi NSNN theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, tăng cường quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, cơ cấu lại và kiểm soát chặt chẽ nợ công, qua đó đã giảm lãi vay phải trả so với dự toán 16.900 tỷ đồng.
Về phần tồn tại, đại diện cơ quan thẩm tra cho rằng: Việc cơ cấu lại ngân sách và kỷ luật thu chi ngân sách đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn bất cập, hạn chế. Việc chậm giải ngân kế hoạch vốn đầu tư, chậm giao vốn... dẫn đến chuyển tiếp kéo dài, lãng phí nguồn lực,…
Một số dự án phải lùi tiến độ, tăng thêm vốn, tổng mức đầu tư gây tốn kém làm đảo lộn các kế hoạch, đề án phát triển, quy hoạch đô thị khác (Bến Thành - Suối Tiên, Bến Thành - Tham Lương, Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội).
Việc tinh giản biên chế các cơ quan hành chính nhà nước, đẩy mạnh tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập để giảm chi ngân sách còn bất cập; thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm, mức độ tự chủ chưa cao, khó đạt được mục tiêu đặt ra đến năm 2021...
Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, các tồn tại, hạn chế trong THTK,CLP năm 2019 xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Chính phủ cần tổng kết, đánh giá rõ hơn các nguyên nhân dẫn đến bất cập, hạn chế để có cơ sở đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục, góp phần nâng cao kết quả trong THTK,CLP.
Chính phủ và Ủy ban Tài chính – Ngân sách thống nhất tập trung một số giải pháp như: Kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong việc không gửi, chậm gửi Chương trình, Báo cáo kết quả THTK,CLP; tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại NSNN; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính-NSNN, thực hiện tốt chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ theo các Nghị quyết của Quốc hội.
Ngoài ra, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân gây chậm trễ việc thực hiện kế hoạch đầu tư công làm thất thoát, lãng phí nguồn lực của nhà nước; tăng cường thanh tra, kiểm tra để đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước; tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập,…
Đặc biệt, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam và thế giới, ảnh hưởng lớn đến thu, chi ngân sách, cần có biện pháp sắp xếp lại thu, chi ngân sách, cân đối ngân sách trình cấp có thẩm quyền quyết định; giao thêm chỉ tiêu tiết kiệm NSNN năm 2020 trong tổ chức hội nghị, hội thảo, công tác nước ngoài...
Tin liên quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng diện tích quảng cáo cho báo in, siết quảng cáo mạng
18:32 | 25/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Bức ảnh làm nên thương hiệu
10:26 | 25/11/2024 Người quan sát
Những chính sách thuế tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển
10:25 | 25/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
Bổ nhiệm ông Lưu Đức Huy làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế phí và lệ phí
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
Hải quan TPHCM bác bỏ trị giá khai báo trên 8.000 lô hàng nhập khẩu
Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics