Cám cảnh phim trường trăm tỷ
Theo lời những người dân sống ở khu vực Đào Duy Tùng, Đông Anh, Hà Nội, những năm về trước trường quay Cổ Loa được coi là “kinh đô điện ảnh” của Việt Nam. Khi đó, nơi đây đã có đầy đủ từ bối cảnh, phòng dựng tới phòng in tráng, lồng tiếng. Trường quay Cổ Loa cũng là cái nôi của nhiều tác phẩm điện ảnh kinh điển một thời như “Chung một dòng sông”; “Chị Tư Hậu”; “Nghêu, sò, ốc, hến”… Nơi đây cũng đã gắn bó với nhiều thế hệ nghệ sĩ, diễn viên, với ngành điện ảnh Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên đến những năm 1980, cùng với những khó khăn, sự thăng trầm của đất nước, trường quay Cổ Loa dần bị quên lãng và trở nên hoang tàn. Trước thực trạng đó, năm 2008, nhân dịp kỉ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội và để ngành Điện ảnh có một trường quay chuyên nghiệp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định xây dựng trường quay Cổ Loa, với số vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng trên quy mô diện tích 15ha.
Với kinh phí đầu tư lớn như vậy trường quay Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội hứa hẹn trở thành một trường quay đa năng có quy mô, thiết bị và công nghệ hiện đại, đưa nước ta lọt tốp 30 nước hàng đầu thế giới về lĩnh vực điện ảnh vào năm 2030. Với kỳ vọng đó sau 3 năm được đầu tư xây dựng lại, năm 2011, trường quay Cổ Loa đã phục vụ cho một số bộ phim như “Thái sư Trần Thủ Độ”, “Huyền sử thiên đô” và phần nào gây được tiếng vang trong dư luận. Tuy nhiên “niềm vui ngắn chẳng tày gang” khi những bối cảnh dựng lên phần nhiều là được sản xuất tạm bợ bằng xốp, nên chỉ một thời gian sau, vì nắng mưa, thiếu kinh phí bảo trì, đã nhanh chóng xuống cấp thảm hại, nhếch nhác, hoang tàn. Và, cái gọi là trường quay trăm tỷ, chỉ sau một giai đoạn sử dụng rất ngắn và chưa thực sự đem lại hiệu quả nào đáng kể trên phim ảnh, đã rơi vào tình trạng cỏ mọc rêu phong, chỉ hoạt động ở mức độ cầm chừng ở một khuôn viên nhỏ. Còn lại phần lớn khuôn viên của phim trường vẫn để hoang và cho một số hộ kinh doanh thuê mướn sản xuất kinh doanh.
Những "đạo cụ" trường quay nằm trơ trọi |
Đến thăm trường quay Cổ Loa vào một ngày tháng 3 phóng viên cảm thấy sự rõ sự vắng lạnh hoang tàn của một công trình được đầu tư lớn, kỳ vọng nhiều song hiệu quả còn quá khiêm tốn. Suốt chiều dài con đường Đào Duy Tùng, nơi có phim trường, hầu như ít bóng người qua lại. Xung quanh là đồng lúa bát ngát khiến cho khu vực trường quay như một công trình đơn côi. Ở khu vực Cổng số 1 của trường quay dán vài tấm pano, áp phích quảng cáo phim, đi sâu bên trong là một phòng quay và một phòng chiếu phim. Theo lời nhân viên bảo vệ của trường quay Cổ Loa thì thi thoảng lắm mới có đoàn về quay vài cảnh trong phòng bởi kinh phí quay cũng khá lớn, khoảng 7 đến 10 triệu/lần. “Với mức kinh phí nêu trên, không nhiều đoàn làm phim dễ dàng rồng rắn kéo nhau từ trung tâm TP.Hà Nội sang tận Đông Anh chỉ để quay vài bối cảnh trong phòng, trong khi trường quay ngoại cảnh ở Cổ Loa hiện chỉ đơn thuần là bãi đất trống, không hề có các bối cảnh kiên cố phục vụ cho các đoàn phim”, nhân viên này nói.
Và kia những bức tượng im lìm mặc thời gian, không gian biến động. Ảnh: DN. |
Không chỉ phòng quay thưa thớt mà ngay cả phòng chiếu phim tại khu vực trường quay chính cũng thưa vắng do phòng chiếu chỉ mở cửa vào buổi tối và do những phim đang được chiếu cũng không phải là những phim “hót”. Khán giả cũng không có nhiều sự lựa chọn khi mỗi đợt phòng chiếu ở đây chỉ chiếu 3 phim. Qua tìm hiểu phóng viên được biết, giá vé cho mỗi suất chiếu ở mức 35.000 đồng/người lớn và 25.000/trẻ em song mỗi suất chiếu chỉ lác đác người xem, chỉ có các tối cuối tuần thì lượng khách mới đông lên, được khoảng vài chục người.
Không dừng lại ở Cổng số 1 nơi dẫn vào phim trường chính, phóng viên men theo cuối đường Đào Duy Tùng và rẽ vào một ngõ nhỏ thì bất ngờ xuất hiện cánh cổng ghi trường quay Cổ Loa, cổng số 2 khắc trên phiến đá lớn. Qua quan sát ban đầu phóng viên thấy đây như một khu dân cư, sợ nhầm phóng viên phải hỏi lại người bảo vệ rất nhiều lần rằng đây có phải khu vực trường quay Cổ Loa, người bảo vệ gật đầu nhiều lần và nói rằng chị muốn thuê đất để kinh doanh thì ra Cổng số 1 vào gặp phòng hành chính. Đến đây thì phóng viên không sợ bị… nhầm! Càng đi sâu vào trong, phóng viên ngỡ như đi lạc vào một khu dân cư nào đó khi nằm ngay cạnh con đường rợp bóng cây với tiếng gió rít là tiếng máy xẻ gỗ, tiếng công nhân, tiếng xe tải chở hàng rầm rập. Lân la trò chuyện với một phụ nữ tên Liên, chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ tại đây, phóng viên được biết chị đã mở xưởng và thuê đất được một thời gian. Giá thuê đất khá “bèo”, chỉ 10.000 đồng/m2, chị Liên thuê 10.000 m2 nhân lên mỗi tháng chị chỉ phải chi trả 10 triệu đồng cho hàng nghìn m2 đất.
Nhà xưởng hoạt động nhộn nhịp trong khu vục trường quay. Ảnh: D.N. |
Qua quan sát phóng viên nhận thấy trong khu vực trường quay có khoảng 5-7 hộ sản xuất kinh doanh với mặt hàng chủ đạo là gỗ, bàn ghế, vật liệu xây dựng, cá biệt có cơ sở sản xuất kinh doanh cửa đóng then cài, nhìn ngoài tưởng là ngôi nhà bị bỏ hoang nhưng khi trèo lên cổng nhìn sâu vào bên trong phóng viên ngỡ ngàng khi đó lại là đại công xưởng sản xuất chuyên nghiệp. Đi qua khu vực đất được thuê phục vụ sản xuất kinh doanh, phóng viên tiếp tục tiến vào khu vực trường quay rộng lớn bị bỏ ngổn ngang. Những bức tượng đá, vài chiếc bánh xe cũ kỹ nằm trơ trọi dưới mưa nắng. Có lẽ mục tiêu ban đầu của các đạo cụ này là phục vụ cho những cảnh diễn, song giờ chúng nằm ở đó mặc cho thời gian, không gian biến động. Khu vực trường quay còn ẩn hiện vài bức tường xây dựng dang dở, vài căn phòng lạc điệu được thiết kế như phòng trọ chỉ mới xong phần thô. Có lẽ nếu nơi đây không có chiếc cổng với dòng chữ phim trường Cổ Loa cùng cán bộ bảo vệ mặc đồng phục thì nhiều người sẽ ngỡ rằng đây là khu đất bị bỏ hoang, nơi hấp dẫn cho những đối tượng nghiện chích hay những đôi uyên ương… hẹn hò.
Theo một số chuyên gia văn hóa, điện ảnh hiện Việt Nam đang quá thiếu những trường quay ngoài trời đạt chuẩn để không chỉ làm bối cảnh cho các bộ phim mà còn làm nơi tham quan du lịch cho du khách. Song thực tế cho thấy, hiện chúng ta chỉ có một số ít phim trường, thực chất chỉ là một số bối cảnh có quy mô nhỏ và rất hạn chế khi sử dụng. Đa số các phim vẫn phải sử dụng bối cảnh tự nhiên hoặc bối cảnh đi mượn, đi thuê nhà dân là chính. Những phim muốn dựng lại các bối cảnh khó, đặc biệt là thời kỳ cổ đại, niên đại càng xa càng khó phục dựng thì buộc phải… mang ra nước ngoài. Thực trạng ấy vừa dễ dẫn tới kết quả phim dựng xong sẽ thiếu bản sắc văn hóa Việt, vừa làm phát sinh kinh phí lớn. Do vậy với một trường quay được đầu tư lớn, quỹ đất rộng, không gian yên tĩnh, lại được đóng trên địa bàn Cổ Loa gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc là rất phù hợp cho bối cảnh phim, nhất là những phim cần bối cảnh xưa, song lại đang hoạt động cầm chừng, lãng phí khiến cho những đạo diễn phim điện ảnh, phim truyền hình, những người yêu nghệ thuật cảm thấy nuối tiếc.
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics