Cải thiện mạnh mẽ hơn năng lực cạnh tranh quốc gia
Đây đã là năm thứ 4 liên tiếp Nghị quyết này được ban hành với nhiều điểm mới, hứa hẹn tạo ra đột phá, nhưng cũng đầy thách thức. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đình Cung (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) xung quanh những điểm mới của Nghị quyết.
Thưa ông, có thể thấy việc thực hiện các Nghị quyết 19 của Chính phủ từ năm 2014 đến nay đã tạo ra được những chuyển biến tích cực về môi trường kinh doanh, mà biểu hiện rõ nét nhất là việc tăng 9 bậc trên Bảng tổng sắp Môi trường kinh doanh năm 2016 của Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là thứ hạng về năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lại tụt hạng, giảm 4 bậc so với năm trước đó (từ vị trí 56 xuống thứ 60), thấp hơn hầu hết các nước ASEAN, chỉ đứng trên Lào và Campuchia…
Năng lực cạnh tranh đúng là một điểm yếu hiện nay của Việt Nam, khi chúng ta đang xếp sau tới 6 nền kinh tế ASEAN (gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Brunei). Vì thế mà trong Nghị quyết 19 lần này, Chính phủ đã tập trung vào các giải pháp hướng tới cải thiện năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp, thông qua việc bổ sung hàng loạt chỉ số liên quan. Nghị quyết 19-2017 đưa ra tới 250 chỉ tiêu liên quan đến môi trường kinh doanh, đổi mới sáng tạo, năng lực cạnh tranh và chính quyền điện tử, chia làm 20 nhóm. Bên cạnh đó, yếu tố đổi mới sáng tạo và chính phủ điện tử cũng là những lĩnh vực được chú trọng lần này, nhằm giúp cho nền kinh tế Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển cao hơn, giai đoạn của kinh tế tri thức...
Không chỉ có vậy, các chỉ tiêu trong Nghị quyết lần này được phân định theo các nhiệm vụ và cơ quan thực thi, nghĩa là xác định rõ chỉ tiêu nào ứng với trách nhiệm của bộ, ngành, cơ quan nào; đơn vị nào chủ trì, đơn vị nào phối hợp. Trách nhiệm người đứng đầu các bộ, ngành cũng được gắn với các chỉ tiêu cụ thể hơn trước.
Nhưng điểm lại tình hình thực hiện những năm trước, báo cáo từ chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, không chỉ có kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chưa được cải thiện mà đây đó vẫn có tình trạng chậm trễ, thiếu quyết liệt trong triển khai Nghị quyết, thưa ông?
Nghị quyết 19-2017 đã nêu yêu cầu kiểm tra, giám sát, để đảm bảo việc thực thi hiệu quả hơn. Tuy vậy, cần thẳng thắn nhìn nhận rằng trong khi một số bộ, ngành đã có chuyển biến khá mạnh thì vẫn còn nhiều bộ ngành khác và nhất là một số địa phương vẫn còn chùng chình, thiếu quyết liệt. Nghị quyết 19-2016 được ban hành từ ngày 28-4-2016, nhưng phải đến tháng 8-2016, các bản kế hoạch hành động ở nhiều địa phương mới được hoàn tất, nghĩa là thời gian để thực hiện còn rất ngắn. Năm nay, rút kinh nghiệm, chúng tôi đã đề xuất với Chính phủ ban hành Nghị quyết ngay từ đầu năm và kết quả như bạn thấy đấy, Nghị quyết đã được ban hành ngay từ đầu tháng 2.
Còn nhớ tại một cuộc họp gần đây về cải thiện môi trường kinh doanh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, có tới 80% số nhiệm vụ trong Nghị quyết 19 chỉ có thể hoàn thành với sự phối hợp liên ngành chặt chẽ, nhuần nhuyễn. Với việc một số đạo luật quan trọng mới có hiệu lực, nhiều chỉ tiêu cụ thể trong từng chỉ số hiện nay không chỉ liên quan đến một bộ, ngành. Như chỉ tiêu cấp phép xây dựng thì tuy ngành Xây dựng cắp phép, nhưng thủ tục phòng cháy, chữa cháy thuộc trách nhiệm ngành Công an, chứng nhận về sở hữu công trình sau khi hoàn thành lại thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường… Làm thế nào để các bộ ngành đó chuyển động đồng tốc nhằm đáp ứng yêu cầu “thăng hạng”?
Cuối tháng 12-2016, lần đầu tiên việc thực hiện Nghị quyết 19 đã được đưa vào bàn trong hội nghị Chính phủ với các địa phương để tạo sự thống nhất, thông suốt và đồng thuận. Theo dõi hội nghị, hẳn bạn đã biết chúng ta còn phải nỗ lực rất nhiều. Trong Bảng tổng sắp Môi trường kinh doanh năm 2016 của WB, Việt Nam phải thăng hạng tới 39 bậc mới có thể lọt vào trung bình tốp ASEAN-4. Chính vì thế Nghị quyết 19 hướng đến việc làm rõ phần việc, trách nhiệm của từng bộ, ngành trong từng chỉ tiêu, chỉ số về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cần nói thêm rằng trong lúc chúng ta nỗ lực để vươn lên thì các nền kinh tế khác cũng đang tiến rất nhanh. Cho nên có Nghị quyết là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Còn rất nhiều yếu tố khác quyết định việc để chúng ta “cất cánh”!
Xin cảm ơn ông!
Kết quả thực hiện Nghị quyết 19-2016: Nghị quyết 19-2016/NQ-CP xác định 13 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chung và 83 nhiệm vụ riêng cho các bộ, cơ quan, địa phương. Đến tháng 12-2016, có 35 giải pháp được thực hiện và có kết quả (chiếm tỷ lệ 42,2%); 19 giải pháp đã được thực hiện, nhưng chưa có kết quả rõ ràng (chiếm 22,9%) và 29 giải pháp chưa được thực hiện (chiếm 34,9%). Tính chung, tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ của các bộ, ngành mới đạt 42%. Nhưng ngay trong số những chỉ tiêu đã đạt, như Chỉ số Cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan của Việt Nam đã có thứ hạng tốt trong khu vực (vị trí 24/190), chỉ sau Malaysia (thứ 13) và Singapore (thứ 10), song thời gian thực hiện lại rất dài, tới 166 ngày, cao hơn nhiều so với mức trung bình ASEAN 4 (82 ngày). Nguồn: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) |
Tin liên quan
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics