Cải cách hành chính trong ngành Y tế: Nhiều kết quả tích cực
Giảm thủ tục, thời gian chờ đợi
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong năm 2018, Bộ Y tế đã triển khai đồng bộ nhiều nội dung của công tác cải cách hành chính Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Y tế. Ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết, tính đến tháng 11/2018, sau khi rà soát các điều kiện đầu tư, kinh doanh, thủ tục hành chính, Bộ Y tế đã cắt giảm, đơn giản hóa 1.363/1.871 điều kiện đầu tư, kinh doanh (cắt giảm 72,85%); 169/234 thủ tục hành chính (cắt giảm 72,22%), giúp "cởi trói" cho các DN sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực y tế.
Bên cạnh đó, theo ghi nhận của phóng viên, trong công tác khám chữa bệnh, ngành Y tế đã cải cách theo hướng xây dựng bệnh viện thông minh, bệnh viện không tiếng loa; bệnh viện xanh sạch đẹp; bệnh viện không cần sổ khám bệnh; lấy số thứ tự tự động; chờ khám tự động; kê thuốc điện tử; hội chẩn từ xa; bệnh viện- phòng khám vệ tinh… Tất cả những đổi mới này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân và người nhà khi đi khám chữa bệnh tai một số cơ sở y tế.
Trong nhiều chuyến công tác, phóng viên có dịp đến các cơ sở y tế vùng cao như Điện Biên, Sơn La, Lai Châu... và nhận thấy công tác tiếp đón, phục vụ bệnh nhân rất chuyên nghiệp, khoa học. Bệnh nhân đi đến đâu cũng được nhân viên phòng công tác xã hội hướng dẫn chu đáo, tận tình. Đồng thời một số cơ sở y tế như Bệnh viện sản nhi Quảng Ninh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên hay Trung tâm Y tế huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh... đã làm tốt công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính cho cả nhân viên y tế và người bệnh.
Ngoài ra, nhiều bệnh viện đã cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường, tiện ích phục vụ tại khu vực khám bệnh như nước uống, wifi miễn phí... Các cán bộ y tế và nhân viên công tác xã hội trong các bệnh viện thực hiện tương đối tốt việc chăm sóc toàn diện cho người bệnh thông qua kết nối người bệnh với các dịch vụ xã hội trong và ngoài bệnh viện.
Với lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thông tin, thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý an toàn thực phẩm, trên 95% các lô hàng thực phẩm nhập khẩu thuộc đối tượng quản lý của Bộ Y tế sẽ không phải qua kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, giảm tối đa thời gian cho DN. Ước tính tối thiểu, với Nghị định này tiết kiệm được gần 2,9 triệu ngày công/năm, với chi phí khoảng 2.500 tỷ đồng/năm. "Tính chung, liên quan đến thủ tục công bố sản phẩm và kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu, Nghị định 15/2018/NĐ-CP tiết kiệm được hơn 7,75 triệu ngày công/năm, với chi phí 3.107,5 tỷ đồng/năm", Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm chia sẻ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan nêu trên hiện ngành Y tế vẫn còn tồn tại một số bất cập. Hiện tượng quá tải bệnh viện vẫn còn xảy ra ở một số chuyên khoa, bệnh viện tuyến Trung ương. Hệ thống y tế cơ sở chưa được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, chất lượng chuyên môn khám chữa bệnh nên chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến dưới vẫn còn hạn chế, chưa được người dân tin tưởng. Ngoài ra, vẫn có nhân viên y tế chưa thực sự tận tình, trách nhiệm đối với người bệnh. Tai biến y khoa xảy ra rải rác tại các bệnh viện cả tuyến dưới và tuyến trên. Qua phản ánh của bệnh nhân, một số bệnh viện, còn tình trạng lạm dụng kỹ thuật trong chẩn đoán, điều trị.
Phát triển công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh
Với nỗ lực cải cách hành chính, năm 2018 ngành Y tế triển khai quyết liệt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch trong cung ứng dịch vụ y tế, trong giám định chi phí và thanh toán BHYT, góp phần tăng độ chính xác, hiệu quả trong quản lý nhà nước về BHYT.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, các bệnh viện trên toàn quốc thực hiện đồng bộ các mục tiêu nâng cao chất lượng hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Quy trình khám chữa bệnh tại các bệnh viện được cải tiến, đơn giản hóa, giảm thời gian trung bình 48,5 phút so với trước đây. Khoa Khám bệnh được quan tâm đầu tư bàn, ghế, quạt, bảng đăng ký khám điện tử. Một số bệnh viện thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm quản lý bệnh viện, áp dụng Bệnh án điện tử, chẩn đoán qua mạng… giúp quá trình quản lý được minh bạch hóa, giảm thời gian, hiệu quả công việc cao hơn.
Còn theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, thời gian tới, để công tác cải cách hành chính đạt hiệu quả hơn, Bộ Y tế tập trung vào công tác đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin ngành Y tế.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Y tế cũng nhấn mạnh ngành Y tế sẽ triển khai bệnh án điện tử tại các bệnh viện tuyến trung ương kết nối liên thông với phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử; triển khai phần mềm quản lý hoạt động trạm y tế xã kết nối liên thông với hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử, từng bước giảm thiểu giấy tờ sổ sách tại trạm y tế xã/phường/thị trấn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, giảm quá tải cho tuyến trên.
Một điểm nữa, theo ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính với nội dung trọng tâm về công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; tình hình chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, nhất là giờ giấc làm việc, chấp hành quy chế chuyên môn; tổ chức giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, DN, xây dựng chính quyền điện tử. Tăng tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan nhà nước và nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4.
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics