Bóng đá thế giới mùa dịch Covid-19: Nghỉ đá, giảm lương...
Bóng đá chơi vơi chữ 'Nếu' mùa Covid-19 | |
Doanh thu 19 tập đoàn thuộc “siêu ủy ban” giảm hơn 27 nghìn tỷ đồng vì dịch covid-19 | |
Đại dịch Covid-19 và 10 thay đổi kinh ngạc trên thế giới |
1. Cho đến nay chưa ai có thể thống kê chính xác số tiền lãi từ hoạt động kinh doanh bóng đá mang lại, nhưng chỉ bằng những con số thống kê riêng lẻ đã kiến tất cả phải... giật mình.
Theo số liệu của hãng kiểm toán độc lập Deloitte, CLB Tây Ban Nha là Barcelona kiếm được 840,8 triệu euro từ mùa giải 2018/2019 và lần đầu tiên vượt qua Real Madrid để trở thành đội bóng có doanh thu tốt nhất. Đây cũng là CLB châu Âu đầu tiên kiếm được hơn 800 triệu euro trong một mùa giải. Xếp dưới 2 CLB của Tây Ban Nha là Manchester United với 711,5 triệu euro.
Ngoài Manchester United, còn có 7 đội bóng Anh khác góp mặt trong Top 20 đội bóng đạt doanh thu tốt nhất mùa giải trước, nhờ gói bản quyền truyền hình khổng lồ mà giải ngoại hạng Anh đang có, cũng như thành tích tốt của bóng đá cấp độ CLB ở “xứ sở sương mù” những năm gần đây ở các cúp châu Âu. Cũng trong giai đoạn 2018-2019, 20 CLB đứng đầu đã tạo ra khoảng 10 tỷ euro doanh thu, với 44% đến từ bản quyền phát sóng, 40% từ các thỏa thuận thương mại và 16% từ tiền bán vé.
Đó về phía các CLB, còn ở cấp độ quốc tế, những giải đấu có sức hấp dẫn hàng đầu thế giới như World Cup, UEFA cũng thu lời hàng tỷ USD mỗi kỳ tổ chức, bất chấp số tiền mà nước chủ nhà bỏ ra không hề nhỏ. Đơn cử như World Cup 2018 vừa diễn ra ở Nga đã mang về cho nền kinh tế xứ sở Bạch Dương khoảng 14 tỷ USD!
2. Thu nhiều, đương nhiên chi cũng lắm! Đặc biệt là việc chi lương cho các cầu thủ. Cũng tại Anh, nơi có giải đấu hấp dẫn hàng đầu thế giới, cũng là nơi mà các đội bóng phải chi lương cầu thủ cao nhất và tăng theo cấp số nhân, bất chấp ảnh hưởng từ kinh tế xã hội.
Theo tờ Daily Star mới công bố mức lương trung bình mà mỗi cầu thủ tại Giải Ngoại hạng Anh - Premier League được nhận 1,5 triệu bảng/năm. Với những cầu thủ ngôi sao thì số tiền này còn lớn hơn rất nhiều, chưa kể tốc độ tăng lương cũng rất "phi mã". Cụ thể, cũng tại giải Ngoại hạng Anh, năm 2006, lương trung bình của mỗi cầu thủ tại giải đấu cao nhất này chỉ vào khoảng 646.000 bảng.
Còn với các siêu sao tầm cỡ thế giới, mức lương còn vượt xa tất cả sự tưởng tượng. Dẫn đầu là Lionel Messi khi sở hữu mức lương tới 92 triệu USD trong năm 2019 tại CLB Barcelona; tiếp theo là Neymar (CLB PSG, Pháp) 75 triệu USD; Ronaldo với 65 triệu USD... CLB “xứ bò tót” Barcelona cũng là đội bóng có quỹ lương khổng lồ nhất. Sporting Intelligence đã công bố bản báo cáo thường niên của hãng thống kê này, theo đó, năm 2019, Barcelona tiếp tục dẫn đầu danh sách các CLB thể thao trả lương cao nhất thế giới: trung bình hơn 12.28 triệu USD một năm, tức 236.241 USD/tuần cho 1 cầu thủ ở đội 1.
Tất nhiên, cầu thủ nhận mức lương cao là do thị trường quyết định, nhưng đó là với số ít các CLB giàu có, còn với những đội bóng ngèo thì thực sự là gánh nặng, thậm chí là nguy cơ phá sản, chưa kể còn đánh thẳng vào túi tiền của cổ động viên. Malcolm Clarke, Chủ tịch Hiệp hội CĐV Anh phân tích: “Các năm trước, tiền bản quyền truyền hình cũng đủ để CLB trả tiền cầu thủ. Nhưng giờ do lương các cầu thủ tăng cao nên tiền truyền hình vẫn không đủ trang trải. Trong khi giá vé vào sân tăng lên, các CĐV là những người phải gánh tiền lương cho cầu thủ”.
3. Và lúc này, chuyện lương cầu thủ lại nóng khắp thế giới khi đại dịch Covid-19 lan rộng với những diễn biến khó lường. Chuyện khó khăn của các đội bóng khi không thi đấu là hiện hữu và biện pháp thực tế cũng như hiệu quả nhất lúc này là giảm lương cầu thủ, nhưng... đâu có dễ!
Mới đây, Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA đã thực hiện cuộc họp qua video với Hiệp hội CLB bóng đá châu Âu (ECA) và Hiệp hội cầu thủ thế giới (FIFPro) nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng tài chính trong lĩnh vực bóng đá. Theo đó, FIFA yêu cầu các đội và cầu thủ giảm lương để chung tay tháo gỡ khó khăn. Quyết định này được không ít đội bóng, cầu thủ, nhất là các ngôi sao hưởng ứng và thực hiện, tuy nhiên, cũng có những phản ứng trái chiều.
Không ít cầu thủ cho rằng, trong làng bóng đá không phải ai cũng nhận lương cao để giảm. Và nếu giảm để chung tay tháo gỡ khó khăn, thì cần phải làm rõ các khoản giảm "đi đâu, về đâu", hay lại chui ngược vào túi các ông chủ CLB?
Tóm lại, dịch bệnh gây nhiều khó khăn, thì chuyện giảm lương bóng đá cũng chẳng dễ dàng gì mà thôi!
Tin liên quan
Hải quan TPHCM tổ chức giao hữu bóng đá quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc
10:08 | 23/09/2024 Hải quan
Cơ hội vi vu châu Âu, sống trọn từng đường bóng Euro 2024 với HDBank
14:30 | 03/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Herbalife Việt Nam tiếp tục tài trợ cho các Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam trong ba năm
18:15 | 13/06/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK