Bộ Công Thương đề nghị xuất khẩu hơn 2 triệu tấn than trong năm 2019
Bộ Công Thương bảo lựu quan điểm xuất khẩu 2,05 triệu tấn than trong năm 2019. Nguồn: Internet |
Than đang nhập thì không xuất
Ngày 3/1/2019, Bộ Công Thương đã có công văn 15/BCT-DKT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch xuất khẩu than năm 2019 của TKV và Tổng công ty Đông Bắc.
Về kế hoạch này, Bộ Tài chính đề nghị rà soát chủng loại than xuất khẩu trên nguyên tắc loại than nào đang nhập khẩu thì không được phép xuất khẩu để đảm bảo ưu tiên than sản xuất cho nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Còn Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra đề nghị đẩy mạnh nghiên cứu để sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than, đáp ứng yêu cầu trong nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc xuất khẩu than giúp thu được hiệu quả kinh tế tốt hơn so với sử dụng các loại than này cho nhu cầu trong nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý Bộ Công Thương phải chịu trách nhiệm về rà soát tình hình sử dụng các chủng loại than cục và than cám chất lượng cao ở trong nước hàng năm so với đánh giá trước đây.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp TKV, Tổng công ty Đông Bắc thực hiện nghiêm và chịu trách nhiệm không để thiếu than cho sản xuất điện theo các hợp đồng mua bán được ký kết với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các hộ tiêu thụ khác.
Xung quanh kế hoạch xuất khẩu than năm 2019 của TKV và Tổng công ty Đông Bắc, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước cho hay: Kết quả thực hiện xuất khẩu than các năm 2017 và 2018 của TKV và Tổng công ty Đông Bắc thấp hơn so với kế hoạch được duyệt.
Vì vậy, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đề nghị rà soát, cân đối cung cầu than để đảm bảo kế hoạch xuất khẩu than năm 2019 phù hợp với khả năng cung cấp và khả năng xuất khẩu theo kế hoạch xuất khẩu than giai đoạn 2017-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo việc xuất khẩu đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với tiêu thụ trong nước.
Đề nghị xuất khẩu 2,05 triệu tấn than
Trước ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan về kế hoạch xuất khẩu than năm 2019 của TKV và Tổng công ty Đông Bắc, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung này, làm rõ một số vấn đề mà các bộ, cơ quan liên quan đề nghị giải trình, làm rõ.
Theo Bộ Công Thương, quan điểm phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 là: Phát triển ngành than trên cơ sở ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước; bảo đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch.
Bộ Công Thương cho hay: Kết quả cân đối cung cầu than hiện nay cho thấy, giai đoạn đến năm 2030, Việt Nam sẽ dư thừa than cục, than cám 1, 2, 3 mà trong nước chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết với khối lượng khoảng 2,1 triệu tấn/năm. Đây là loại than chỉ có ở Việt Nam, sử dụng phù hợp cho công nghệ luyện thép chất lượng cao (thép không gỉ) của Nhật Bản, Hàn Quốc.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2018, Việt Nam nhập khẩu tới 23,78 triệu tấn than, trong đó chủ yếu là than bitum và á bitum cho sản xuất điện, không có chủng loại than cục, than cám 1, 2, 3.
Theo báo cáo của TKV và Tổng công ty Đông Bắc, dự kiến khối lượng than nhập khẩu năm 2019 của các đơn vị khoảng 8 triệu tấn, trong đó than antraxit chiếm 18%, than bán antraxit chiếm 39%, còn lại than bitum và á bitum.
Vì vậy, Bộ Công Thương khẳng định chủng loại than xuất khẩu năm 2019 của TKV và Tổng công ty Đông Bắc là phù hợp với quan điểm phát triển ngành than Việt Nam, không phải loại than mà Việt Nam đang nhập khẩu.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý kinh doanh, xuất khẩu than (HQ Online)- Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 21/CT-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan tăng ... |
Cũng theo Bộ Công Thương, hiện nay, than sản xuất trong nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất điện. Khối lượng than sản xuất trong nước của TKV và Tổng công ty Đông Bắc cung cấp cho sản xuất điện chiếm 70-80% lượng tiêu thụ toàn ngành.
Liên quan tới quan điểm của Ủy ban quản lý vốn nhà nước về kết quả thực hiện xuất khẩu than các năm 2017 và 2018 thấp hơn so với kế hoạch được duyệt nên đề nghị rà soát, cân đối cung cầu than để đảm bảo kế hoạch xuất khẩu than năm 2019, Bộ Công Thương nêu rõ: Khối lượng than xuất khẩu năm 2017 và 2018 của 2 đơn vị trên là hơn 4 triệu tấn, bao gồm hơn 2 triệu tấn than cục, tham cám 1, 2, 3 cho thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu.
Ngoài ra, còn 2 triệu tấn than cám khu vực Vàng Danh – Uông Bí (là loại than có chất lượng bốc thấp, lưu huỳnh cao, nhu cầu sử dụng trong nước ít) cho thị trường Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc. Tuy nhiên, năm 2017 không xuất khẩu được loại than này, 2018 chỉ xuất được 50 nghìn tấn sang Thái Lan.
Nguyên nhân chính do thời gian qua, Trung Quốc áp dụng quy định về hàng rào chất lượng đối với than nhập khẩu. Các loại than nhập khẩu vào Trung Quốc trước khi pha trộn, sử dụng phải được giám định lại chất lượng theo hàng rào tiêu chuẩn các nguyên tố vi lượng như thủy ngân, arsen, clo, flo… do Chính phủ Trung Quốc quy định.
Bộ Công Thương thừa nhận than antraxit của Việt Nam không thể đáp ứng được. Do đó, TKV đã phải liên hệ với đối tác ngoài Trung Quốc để xuất khẩu và pha trộn với các chủng loại than khác để tiêu thụ trong nước, đến nay đã chế biến, tiêu thụ trong nước hết khối lượng than trên.
Sau khi phân tích, giải trình như trên, Bộ Công Thương tiếp tục bảo lưu quan điểm cho phép TKV và Tổng công ty Đông Bắc xuất khẩu 2,05 triệu tấn than trong năm 2019.
Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt kế hoạch xuất khẩu than năm 2019 của TKV và Tổng công ty Đông Bắc với khối lượng và chủng loại cụ thể như sau: Với TKV tổng là 2 triệu tấn (trong đó, than cục là 700.000 tấn và than cám 1, 2, 3 là 1,3 triệu tấn); với Tổng công ty Đông Bắc tổng là 50.000 tấn (trong đó, than cục 30.000 tấn và than cám 1, 2, 3 là 20.000 tấn).
Tin liên quan
TKV: Doanh thu tháng 10 đạt 13.430 tỷ đồng bất chấp ảnh hưởng bão số 3
16:45 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ông Vũ Anh Tuấn được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc TKV
18:42 | 28/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bộ Công Thương khuyến cáo người dân dự trữ nhu yếu phẩm đủ dùng
13:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK