Facebook Twitter youtube Tiktok

Bộ Công Thương công bố điểm mới nổi bật trong Chiến lược xuất nhập khẩu đến 2030

(HQ Online) - Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa phân tích, chỉ rõ hàng loạt điểm mới trong “Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030” (Chiến lược).

4 tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 242,19 tỷ USD
Tiếp tục hướng dẫn sử dụng mã loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu 15 ngày đầu tháng 4 đạt 32 tỷ USD
Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng do kim ngạch XNK các mặt hàng có thuế 9 tháng đầu năm 2021 tăng so với cùng kỳ. 	Ảnh: T.Hòa
Ảnh minh hoạ. Ảnh: T.Hòa

Thứ nhất là điểm mới trong quan điểm Chiến lược.

Chiến lược đề cập 3 quan điểm, tương ứng với các yếu tố liên quan đến phát triển xuất nhập khẩu gồm: chất lượng tăng trưởng; động lực của tăng trưởng và phương thức; định hướng tăng trưởng.

Quan điểm Chiến lược nhấn mạnh yêu cầu phát triển xuất khẩu bền vững, đồng thời chỉ rõ các yếu tố để đạt được sự bền vững như: hài hoà về cơ cấu, cán cân thương mại, về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, về công bằng xã hội, về bảo vệ môi trường. Chiến lược cũng đề cập vấn đề thương mại xanh, thương mại công bằng đang là mối quan tâm của các nước phát triển trên thế giới.

Thứ hai là điểm mới trong mục tiêu Chiến lược.

Chiến lược đặt mục tiêu tổng quát là: “Xuất nhập khẩu phát triển bền vững với cơ cấu cân đối, hài hoà, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.

“Có thể thấy, so với “Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011-2020”, mục tiêu Chiến lược không đặt chỉ tiêu con số cụ thể mà xác định mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu bền vững và là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu phân tích.

Đối với mục tiêu cụ thể, bên cạnh các mục tiêu về tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu; về cán cân thương mại, Chiến lược bổ sung mục tiêu về cơ cấu hàng xuất khẩu, cơ cấu thị trường xuất khẩu, nhập khẩu để cụ thể hoá quan điểm phát triển xuất nhập khẩu bền vững trên cơ sở hài hòa về cơ cấu hàng hóa, cơ cấu thị trường và cán cân thương mại với từng thị trường, khu vực thị trường.

Thứ ba là điểm mới trong định hướng Chiến lược.

Chiến lược xác định 3 định hướng lớn về xuất khẩu hàng hoá, nhập khẩu hàng hoá và phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu. Trong đó, Chiến lược bổ sung định hướng phát triển thị trường nhập khẩu hàng hoá, đặt ngang tầm với nhiệm vụ phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá.

Về định hướng chung xuất khẩu hàng hoá, Chiến lược định hướng phát triển xuất khẩu bền vững, phát huy lợi thế so sánh và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hợp lý theo chiều sâu; coi trọng vấn đề sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Về định hướng ngành hàng xuất khẩu, Chiến lược không đề cập cụ thể định hướng nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (hiện chỉ còn chiếm 1% kim ngạch xuất khẩu), thay vào đó bổ sung định hướng: “Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường; chú trọng đầu tư phát triển xuất khẩu các sản phẩm kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.”

Điểm mới nổi bật được Cục Xuất nhập khẩu đề cập tới nữa là điểm mới trong giải pháp thực thi Chiến lược.

Chiến lược tập trung vào 6 nhóm giải pháp chính với nhiều điểm mới so với "Chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2011-2020".

Điển hình như giải pháp phát triển sản xuất (bao gồm sản xuất công nghiệp và nông nghiệp), tạo nguồn cung bền vững cho xuất khẩu.

Trong nội dung về phát triển sản xuất nông nghiệp, điểm mới là “phát huy vai trò của địa phương trong lựa chọn loại nông sản thích hợp để hình thành vùng sản xuất tập trung theo quy hoạch; xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm chủ lực, nông sản đặc trưng, phát triển thương hiệu đi cùng với các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.”

Về phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn, điểm mới là các giải pháp xúc tiến nhập khẩu và việc xem xét hạ dần hàng rào bảo hộ để tạo sức ép cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành, cạnh tranh với hàng nhập khẩu; đổi mới, đa dạng hóa các phương thức xúc tiến thương mại phục vụ xuất nhập khẩu thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

Đáng chú ý, hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý nhà nước trong tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại, chống gian lận thương mại và hướng tới thương mại công bằng là nhóm giải pháp mới so với "Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011-2020".

Ở góc độ nâng cao vai trò của hiệp hội, ngành hàng và các doanh nghiệp hạt nhân, thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn, điểm mới của nhóm giải pháp là vai trò của các doanh nghiệp hạt nhân được đề cập và chú trọng...

Căn cứ các mục tiêu, định hướng, giải pháp và các nhóm giải pháp của Chiến lược, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành xây dựng Chương trình hành động thực hiện Chiến lược. Trong chương trình hành động sẽ xác định cụ thể các nội dung nhiệm vụ của các bộ, ngành, cơ quan, thời hạn hoàn thành và nguồn lực thực hiện, ban hành vào đầu quý 3/2022.

10 năm thực thi “Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011-2020”, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 2,7 lần, từ 203,6 tỷ USD năm 2011 tăng lên 545,3 tỷ USD năm 2020. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân đạt 14,6%/năm. Từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại luôn ở vị thế xuất siêu.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Tăng trưởng xuất khẩu cao nhưng chưa bền vững; nền kinh tế chưa khai thác hết lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý…

“Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030” được ban hành tại Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ quán triệt chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng trong giai đoạn mới, quan tâm đến những xu hướng mới trong kinh tế - thương mại quốc tế như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn,…

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Hải quan Hải Phòng nỗ lực triển khai soi chiếu trong quá trình xếp dỡ hàng hóa

Hải quan Hải Phòng nỗ lực triển khai soi chiếu trong quá trình xếp dỡ hàng hóa

(HQ Online) - Công tác soi chiếu hàng hóa xuất nhập khẩu trong quá trình xếp dỡ 24/7 (Ngay khi tàu cập cảng, container được doanh nghiệp cảng vận chuyển đến địa điểm soi chiếu và thực hiện soi chiếu, sau đó mới được đưa về vị trí tại kho, bãi cảng) của Cục Hải quan Hải Phòng đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc thông quan nhanh hàng hóa cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.
Hoa Kỳ - thị trường giàu tiềm năng cho xuất khẩu hàng hóa

Hoa Kỳ - thị trường giàu tiềm năng cho xuất khẩu hàng hóa

(HQ Online) - Nhiều năm liên tục Hoa Kỳ là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng chiếm gần 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2022, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ.
Bằng nhiều nỗ lực, xuất khẩu cả năm 2023 sẽ đạt kết quả khả quan

Bằng nhiều nỗ lực, xuất khẩu cả năm 2023 sẽ đạt kết quả khả quan

(HQ Online) - Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, xuất khẩu trong 8 tháng năm 2023 đã có nhiều khởi sắc nên từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục được phục hồi và có kết quả khả quan.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu ghi nhận mức tăng trưởng dương

Nhiều mặt hàng xuất khẩu ghi nhận mức tăng trưởng dương

(HQ Online) - Theo số liệu mới nhất vừa được Tổng cục Thống kê công bố, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2023 ước đạt 259,67 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam ước tính xuất siêu 21,68 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 6,9 tỷ USD).
4 nhóm hàng xuất khẩu thu tỷ USD trong nửa đầu tháng 9

4 nhóm hàng xuất khẩu thu tỷ USD trong nửa đầu tháng 9

(HQ Online) - Nửa đầu tháng 9 (1-15/9) có 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD, theo dữ liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu cá ngừ sang Chile tăng cao

Xuất khẩu cá ngừ sang Chile tăng cao

(HQ Online) - Trong khi các nước khác trong khối CPTPP giảm nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam, Chile lại liên tục tăng nhập khẩu từ đầu năm 2023.
Kim ngạch nhập khẩu giảm gần 40 tỷ USD

Kim ngạch nhập khẩu giảm gần 40 tỷ USD

(HQ Online) - So với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu giảm sâu, nhất là mặt hàng điện thoại và linh kiện.
Xuất khẩu sắt thép sang Brazil tăng 11 lần

Xuất khẩu sắt thép sang Brazil tăng 11 lần

(HQ Online) - Brazil là đối tác thương mại hàng đầu vủa Việt Nam ở khu vực Nam Mỹ với kim ngạch thương mại song phương đạt hàng tỷ USD/năm.
Xuất khẩu đạt 242 tỷ USD, tính đến 15/9

Xuất khẩu đạt 242 tỷ USD, tính đến 15/9

(HQ Online) - So với cùng kỳ 2022, kim ngạch xuất khẩu giảm gần 9%, tương đương giảm hơn 23 tỷ USD.
Đến 15/9, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 464 tỷ USD

Đến 15/9, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 464 tỷ USD

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 9 (1- 15/9/2023) đạt 28,07 tỷ USD, giảm 15,4% (tương ứng giảm 5,13 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 8/2023.
Xuất khẩu bền vững sang EU, doanh nghiệp phải “xanh”

Xuất khẩu bền vững sang EU, doanh nghiệp phải “xanh”

(HQ Online) - Từ năm thứ 3 trong lộ trình thực thi EVFTA, những lợi thế đã phần nào bị ảnh hưởng, bởi EU đang áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn cao, gia tăng các yêu cầu về chất lượng đặc biệt trong lĩnh vực môi trường, phát triển bền vững… với hàng hóa nhập khẩu.
Giá gạo xuất khẩu cao nhất trong gần 2 năm trở lại đây

Giá gạo xuất khẩu cao nhất trong gần 2 năm trở lại đây

(HQ Online) - Dữ liệu của Tổng cục Hải quan ghi nhận, trị giá xuất khẩu gạo trong tháng 8/2023 đạt 593 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 1/2022 đến nay.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ và Trung Quốc ghi nhận kết quả tích cực

Xuất khẩu tôm sang Mỹ và Trung Quốc ghi nhận kết quả tích cực

(HQ Online) - Với những tín hiệu tích cực hơn từ thị trường Mỹ và Trung Quốc, (xuất khẩu) XK tôm của Việt Nam trong những tháng cuối năm nay sẽ thu hẹp dần mức giảm và ghi nhận kết quả tích cực hơn nửa đầu năm 2023.
2 nhóm hàng xuất khẩu tăng “tỷ đô” trong 8 tháng

2 nhóm hàng xuất khẩu tăng “tỷ đô” trong 8 tháng

(HQ Online) - Xuất khẩu có chiều hướng khởi sắc và có những nhóm hàng đạt được tăng trưởng tích cực trong bối cảnh nhiều thách thức những tháng đầu năm.
Tháng 8, lượng cao su xuất khẩu đạt mức cao nhất kể từ đầu năm

Tháng 8, lượng cao su xuất khẩu đạt mức cao nhất kể từ đầu năm

(HQ Online) - Tháng 8/2023, Việt Nam xuất khẩu được 222,48 nghìn tấn cao su, trị giá 287,13 triệu USD, tăng 1,3% về lượng và tăng 0,1% về trị giá so với tháng trước.
Xuất khẩu bật tăng nửa cuối tháng 8

Xuất khẩu bật tăng nửa cuối tháng 8

(HQ Online) - Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 8 (16-31/8) đạt 18,23 tỷ USD, tăng tới 26,2% (tương ứng tăng 3,79 tỷ USD) so với kỳ 1 tháng 8/2023, theo Tổng cục Hải quan.
Xem thêm
cty-toan-phat
ngan-hang-shb
hd-bank
thaco-thilogi

Tin mới

Hội nghị và Triển lãm công nghệ năm 2023 của WCO mang đến sức mạnh công nghệ trong lĩnh vực hải quan

Hội nghị và Triển lãm công nghệ năm 2023 của WCO mang đến sức mạnh công nghệ trong lĩnh vực hải quan

Hội nghị và Triển lãm công nghệ năm 2023 của WCO sẽ có 13 phiên toàn thể và chuyên đề xoay quanh vấn đề khai thác và ứng dụng sức mạnh của công nghệ và công tác quản lý, giám sát hải quan.
Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công (Cục Hải quan Hải Phòng): Đồng hành cùng doanh nghiệp trong  phục hồi sản xuất, kinh doanh

Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công (Cục Hải quan Hải Phòng): Đồng hành cùng doanh nghiệp trong phục hồi sản xuất, kinh doanh

Quản lý số lượng lớn doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất, loại hình doanh nghiệp có quy mô kim ngạch, tờ khai lớn, vì vậy, Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư gia công (Cục Hải quan Hải Phòng) xác định việc đồng hành, hỗ trợ
Gắn kết giá trị văn hóa giúp kích cầu tiêu thụ sản phẩm vùng cao

Gắn kết giá trị văn hóa giúp kích cầu tiêu thụ sản phẩm vùng cao

Nhiều sản phẩm đặc sản của các địa phương đã trở thành thế mạnh được tiêu thụ ở các kênh phân phối trong nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Giấy thông hành cho thực phẩm dễ dàng xuất khẩu vào Nhật Bản

Giấy thông hành cho thực phẩm dễ dàng xuất khẩu vào Nhật Bản

JFS-C là bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế do JFSM xây dựng. Nông sản, thực phẩm đạt tiêu chuẩn này cũng giống như đã được cấp hộ chiếu, giấy thông hành để dễ dàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản cũng như các nước khác.
Nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền trong lĩnh vực tài chính

Nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền trong lĩnh vực tài chính

Hội thảo khoa học Nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực tài chính” được tổ chức ngày 29/9 tại Hà Nội.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trần Lê Thăng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trần Lê Thăng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Trần Lê Thăng, Trưởng phòng Tổng hợp, Cục Quản lý rủi ro giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Hải quan kể từ ngày 1/10/2023.
LONGFORM: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn: Xây dựng, phát triển Hải quan Việt Nam trong kỷ nguyên số

LONGFORM: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn: Xây dựng, phát triển Hải quan Việt Nam trong kỷ nguyên số

(HQ Online) - Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (10/9/1945-10/9/2023), Hải quan Việt Nam có sự lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, tạo nền tảng quan trọng để phát triển ngành Hải quan trong kỷ nguyên số, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan NGUYỄN VĂN CẨN nhấn mạnh thông điệp quan trọng này khi dành thời gian trả lời phỏng vấn Tạp chí Hải quan.
Infographics: Tiểu sử Tân Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành

Infographics: Tiểu sử Tân Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 1897/QĐ-BTC ngày 6/9/2023 bổ nhiệm đồng chí Mai Xuân Thành, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Infographics: Trung Quốc - đối tác thương mại "trăm tỷ USD" của Việt Nam

Infographics: Trung Quốc - đối tác thương mại "trăm tỷ USD" của Việt Nam

Năm 2018 quy mô kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc đạt 100 tỷ USD (theo thống kê của Tổng cục Hải quan).
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro Vũ Thị Phương

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro Vũ Thị Phương

Bổ nhiệm có thời hạn bà Vũ Thị Phương, Trưởng phòng Quản lý tiêu chí thuộc Cục Quản lý rủi ro, giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro kể từ ngày 15/8/2023.
Phiên bản di động