Bỏ biên chế suốt đời: Các trường sẽ chủ động tuyển dụng, sa thải giáo viên
Việc ký hợp đồng lao động xác định thời hạn thì khi cần lao động đến đâu, các trường sẽ ký hợp đồng lao động đến đó. Ảnh: ĐH |
Đề xuất bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non | |
Tinh giản biên chế: Quyền lợi của cán bộ, công chức sẽ thế nào? |
Loại bỏ được người có năng lực yếu kém
Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đang lấy ký kiến tại kỳ hợp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, từ ngày 1/7/2020, tất cả các trường hợp chưa thực hiện hợp đồng làm việc không xác định phải ký kết hợp đồng xác định thời hạn. Chỉ có viên chức đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được chuyển sang hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Đối với quy định này trong dự thảo, giáo viên sẽ là một trong những đối tượng chịu tác động từ chính sách.
Từ những quy định trong dự thảo, GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, viên chức thực hiện ký hợp đồng lao động có thời hạn sẽ giúp cho người lao động thực hiện nghiêm túc công việc của mình. Theo GS Dong, hiện có một đội ngũ giáo viên không nhỏ khi được vào biên chế thì chểnh mảng công việc, do đó với những đề xuất nêu trên nếu giáo viên không nỗ lực, phát huy năng lực của bản thân thì không thể tồn tại được. Quy định không có hình thức hợp đồng lao động không xác định thời gian sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng lao động loại bỏ người có năng lực yếu kém, không làm được việc. Ngoài ra, việc ký hợp đồng lao động xác định thời hạn thì khi cần lao động đến đâu, các trường sẽ ký hợp đồng lao động đến đó, từ đó, tránh được tình trạng thừa thiếu giáo viên như hiện nay. “Khi cân đối được đội ngũ thì quỹ tiền lương sẽ ổn định hơn và thu nhập của giáo viên sẽ tốt hơn”, ông Dong nhận định.
Ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đồng tình với những quy định trong dự thảo. Theo ông Lê Viết Khuyến, thực hiện biên chế đối với người lao động là quy định trong quản lí ở thời bao cấp. Hiện nay, việc bỏ biên chế đối với người lao động là quy định đúng đắn. Bỏ biên chế sẽ tăng được động lực làm việc của người lao động. Tuy nhiên, quy định này cần phải có lộ trình cụ thể, đặc biệt những vùng đặc biệt khó khăn đang thiếu giáo viên thì không nên bỏ biên chế đối với người lao động làm việc ở khu vực này.
Đồng quan điểm trên, ông Lê Viết Vĩnh, nguyên giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng cho rằng, việc bỏ biên chế đối với giáo viên có thể thực hiện ở các thành phố lớn, còn ở khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn khó giáo viên sẽ khủng hoảng và bỏ nghề. Theo thầy Vĩnh, nhiều giáo viên miền xuôi muốn được vào biên chế đã chấp nhận hy sinh tuổi thanh xuân đến những vùng khó khăn, miền núi giảng dạy. “Do đó, việc bỏ biên chế suốt đời đối với giáo viên miền núi, vùng khó khó khăn chưa thể thực hiện ngay được”, ông Vĩnh nhấn mạnh.
Cần “cởi trói” cho các nhà trường
Hiện nay, nhiều giáo viên hợp đồng dù có năng lực, nhiều năm là giáo viên dạy giỏi nhưng vẫn chỉ được hưởng mức lương cơ bản và không được hưởng thêm bất kỳ chế độ đãi ngộ nào đối với người lao động. Trong khi đó, nhiều giáo viên biên chế dù năng lực, phẩm chất không đáp ứng được yêu cầu công việc nhưng nhà trường không thể cho nghỉ việc và họ vẫn được hưởng các chế độ ưu đãi nghề. Từ đó, tạo ra sự bất bình đẳng giữa giáo viên hợp đồng và giáo viên biên chế.
Từ thực tế này, PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Phó trưởng Ban phụ trách Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhận định, hiện nay không ít nhà trường có tình trạng giáo viên không đáp ứng được yêu cầu, nhất là thái độ với nghề nghiệp chưa đúng chuẩn mực nhưng vẫn phải bố trí việc làm vì họ đã vào biên chế. Cũng không ít nhà trường cần tuyển giáo viên, nhân viên để làm việc mà không được tuyển. Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, việc cào bằng chế độ khiến nhà trường thiếu động lực thay đổi. “Tôi cho rằng, cần “cới trói” để các nhà trường chủ động tuyển dụng, bố trí việc làm, đánh giá, sa thải giáo viên một cách minh bạch và chịu trách nhiệm với Nhà nước, với nhân dân”.
Lo ngại khi bỏ biên chế đối với giáo viên, hiệu trưởng nhà trường sẽ thâu tóm quyền lực và việc ký hợp đồng hay tuyển dụng giáo viên sẽ xảy ra tiêu cực, ông Lê Viết Khuyến cho rằng, trước tiên các cần phải có quy định thành lập hội đồng trường ở các trường phổ thông. Hội đồng sẽ làm công việc tuyển dụng giáo viên, ký hợp đồng lao động với giáo viên… Hội đồng trường này sẽ do cộng đồng xã hội giám sát, để tránh quyền lực giao cho hiệu trưởng. Như vậy, việc ký hợp đồng lao động đối với giáo viên sẽ tránh được tiêu cực. “Chỉ khi nào các trường phổ thông thành lập được hội đồng trường thì quy định bỏ biên chế suốt đời đối với giáo viên mới thực hiện hiệu quả”, ông Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.
Tại phiên làm việc sáng 24/10 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã phát biểu giải trình về một số nội dung liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; trong đó có nội dung liên quan đến ký hợp đồng xác định thời hạn hoặc không thời hạn. Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, những công chức đã ký hợp đồng xác định không thời hạn trước đây vẫn giữ hợp đồng đó là không thời hạn, những công chức đã ký hợp đồng có thời hạn sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng có thời hạn, sẽ chuyển qua ký hợp đồng không thời hạn. Đặc biệt, đối với công chức ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thực hiện chế độ như quy định hiện hành. “Vấn đề liên thông và việc thực hiện này chỉ áp dụng đối với tuyển mới từ khi luật này có hiệu lực, chúng ta vẫn bảo lưu kết quả để bảo vệ quyền lợi của những người trước đây đã ký hợp đồng không thời hạn và người đã ký hợp đồng có thời hạn nhưng vẫn tiếp tục sau này được xét chuyển thành hợp đồng không thời hạn”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói. |
Tin liên quan
Samsung Việt Nam chiêu mộ thêm các nhân tài công nghệ
18:43 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
20:24 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bộ Tài chính tuyển dụng nhân viên lễ tân và lái xe
20:33 | 05/09/2024 Tài chính
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
“Cầu nối” thuận lợi
08:06 | 27/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tạm giữ xe ô tô chở đầy xe đạp điện vi phạm
Hải quan Abu Dhabi củng cố vị thế dẫn đầu toàn cầu với Kế hoạch Chiến lược 2024-2028
Khởi tố 3 đối tượng về tội buôn bán hơn 30.000 bao thuốc lá nhập lậu
Jaecoo J7 PHEV: Lựa chọn xanh cho tương lai bền vững
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics