Bất cập trong quản lý hàng hoá thuộc danh mục CITES
Hàng trăm khúc gỗ nghi vi phạm Công ước CITES tại cảng Hải Phòng | |
Nhiều danh mục kiểm tra chuyên ngành được cắt giảm, loại bỏ |
Vướng mắc trong giám định cá tầm đã được Tổng cục Hải quan nhiều lần phản ánh tới cơ quan quản lý chuyên ngành. |
Trong quá trình thực hiện quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc Phụ lục CITES, phát sinh một số khó khăn trong việc thực hiện thủ tục hải quan đối với cá tầm nhập khẩu do kết quả giám định của các Cơ quan khoa học CITES Việt Nam không đưa ra được kết luận về giống, loài, con lai hay con thuần chủng của cá tầm nhập khẩu có đúng với tên cá tầm ghi trên giấy phép hay không. Vì vậy, cơ quan Hải quan không có căn cứ làm thủ tục cho hàng hoá nhập khẩu thuộc Phụ lục CITES.
Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trong hơn 4 năm (từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2022), ngành Hải quan đã phát hiện, xử lý 45 vụ vi phạm pháp luật hải quan (2 vụ cá tầm nhập khẩu, 43 vụ xuất nhập khẩu gỗ) liên quan đến hàng hóa thuộc Phụ lục CITES. |
Tổng cục Hải quan cho biết, tại các kết luận giám định của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật chỉ nêu: “Cơ quan giám định không có cơ sở xác định dòng lai và xuất xứ của các mẫu trên do không có mẫu cá tầm thuần chủng để so sánh và đoạn gen dùng để so sánh trình tự ADN là gen ty thể (di truyền theo một dòng)”; kết luận của Viện Nghiên cứu Hải sản nêu: “Phương pháp định loại dựa hình thái chỉ cho phép xác định tên loài của mẫu vật mà không thể xác định được dòng lai và xuất xứ. Do đó, để xác định dòng lai và xuất xứ của mẫu cá tầm, đề nghị gửi mẫu đi giám định bằng phương pháp khác”.
Theo Tổng cục Hải quan, vấn đề tồn tại này cũng từng được lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp nhận thấy và cho biết, tồn tại hiện nay trong giám định cá tầm là chưa có kết luận chính xác, chính thống về tên loài, kể cả tên loài thuần chủng và tên loài lai (nếu có). Nguyên nhân của tồn tại này là chưa chọn được mẫu gốc chuẩn của các loài thuần chủng; chưa có cơ sở dữ liệu về trình tự gen của mẫu gốc chuẩn để so sánh...
Vấn đề này đã được Tổng cục Hải quan phản ánh nhiều lần, tuy nhiên, đến nay các Cơ quan khoa học CITES Việt Nam (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Nghiên cứu Hải sản đều không kết luận được cá tầm nhập khẩu có phù hợp với Giấy phép CITES và có thuộc Danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không.
Không chỉ đối với cá tầm, công tác quản lý đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng gỗ thuộc Phụ lục CITES cũng tồn tại những bất cập. Theo Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) hàng hóa nằm trong danh mục CITES không được khuyến khích giao dịch thương mại, nhưng hiện tại, thủ tục xin cấp phép tại cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tương đối dễ dàng có thể dẫn đến rủi ro trong quản lý.
Để giải quyết các vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, hoạt động của cơ quan Hải quan khi thực thi quy định quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc Phụ lục CITES, thời gian qua Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, các cơ quan Khoa học CITES (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Nghiên cứu Hải sản) hoàn thiện cơ sở pháp lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các phương pháp giám định cá tầm thuần chủng; thống nhất và có hướng dẫn cụ thể về cách thức lấy, gửi, nhận mẫu thực hiện giám định và có kết luận giám định cụ thể đối với mặt hàng cá tầm nhập khẩu.
Bên cạnh đó, các đơn vị chuyên môn tăng cường quản lý trong công tác cấp phép xuất khẩu, tái xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa nằm trong danh mục CITES; xây dựng cơ sở quốc gia về dữ liệu gỗ, danh sách các loại gỗ có rủi ro cao; thường xuyên trao đổi định kỳ, đột xuất dữ liệu cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục CITES của cơ quan Hải quan, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật; xem xét, đánh giá, khắc phục những bất cập trong việc thực hiện qui định tại Khoản 1, Điều 36, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ, quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
Tin liên quan
Hải quan Chuyển phát nhanh: Chủ động giải pháp, quản lý chặt chẽ hàng hóa XNK
13:53 | 16/01/2025 Hải quan
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư
10:42 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng gel bôi trơn được xác định dùng trong thú y có mức thuế GTGT 5%
16:44 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan triển khai quy định về thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn
15:46 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định nào?
15:16 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai thực hiện quy định về đăng ký thuế
10:52 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Rà soát, kiểm tra việc áp dụng mã số đối với mặt hàng nước chống say tàu xe
10:40 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
09:34 | 05/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Giao dự toán thu ngân sách 2025 tối thiểu bằng mức Thủ tướng Chính phủ giao
07:54 | 02/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phương thức xác minh mới đối với C/O mẫu AI do Ấn Độ cấp
11:09 | 31/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
17:06 | 30/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Từ 1/1/2025: 13 mã hàng tăng thuế xuất khẩu lên 20%
15:35 | 26/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
10:00 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025
07:54 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics