Bảo vệ môi trường
Việc bảo vệ môi trường với hai tình huống: Chủ động kiểm soát, xử lý ô nhiễm trong các hoạt động kinh tế- đời sống và việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp, bất ngờ. Với vụ cá biển chết- một tình huống bất ngờ, chính Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã thừa nhận, việc điều phối, triển khai xử lý với sự việc còn lúng túng, chưa khoa học, chậm chạp và chưa đáp ứng kỳ vọng của nhân dân và công luận.
Một vụ việc bất ngờ, phức tạp, lần đầu tiên diễn ra ở Việt Nam thì việc lúng túng có phần dễ hiểu nhưng việc chủ động bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - đời sống chúng ta đã làm tốt chưa?
Nhìn thẳng thực tế, việc bảo vệ môi trường đang bộc lộ nhiều yếu kém và những hệ quả của nó đang tác động trực tiếp đến thành quả phát triển kinh tế cũng như chất lượng cuộc sống của mỗi người dân. Chỉ cần gõ cụm từ “gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” trên trang tìm kiếm Google, chúng ta thấy hàng loạt vụ việc gây ô nhiễm lớn diễn ra ở mọi miền đất nước. Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ lẻ, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở vùng miền núi gây ô nhiễm môi trường, ngay cả các khu công nghiệp tập trung được cho là có sự quản lý chặt chẽ hơn cũng còn nhiều hoạt động gây ô nhiễm chưa được kiểm soát. Theo một báo cáo gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước có 24% số khu công nghiệp trên tổng số 297 khu (chưa đầu tư hoặc đã đầu tư) nhưng chưa hoàn thành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, tỷ lệ này với các cụm công nghiệp thì còn ở mức cao hơn nhiều. Len lỏi các khu dân cư là hàng loạt làng nghề sản xuất gây ô nhiễm nhưng hầu hết trong số này đều là phát triển sản xuất tự phát mà không được áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm đất, nước, không khí... Còn báo cáo của ngành Tài nguyên Môi trường những năm gần đây liên tục cảnh báo việc ô nhiễm của các con sông. Chất lượng nước tại các con sông đang diễn biến phức tạp, bị suy thoái nhiều nơi, nhất là tại các đoạn sông chảy qua đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. 3 lưu vực sông có vấn đề nổi cộm nhất về tình trạng ô nhiễm môi trường nước gồm Sông Cầu, sông Nhuệ- sông Đáy, sông Đồng Nai. Các nghiên cứu cũng nêu rõ nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm kịp thời thì trong tương lai, nguồn nước các con sông này không thể sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt.
Bên cạnh việc thiếu chấp hành quy định pháp luật của cơ sở gây hại cho môi trường thì việc buông lỏng, tiếp tay của cơ quan quản lý hữu quan cũng là yếu tố quan trọng làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng hơn. Đã không ít những vụ việc dù cơ quan chức năng đã kiểm tra, đã được cảnh báo vi phạm nhưng đơn vị xả thải vẫn ngang nhiên vi phạm một thời gian dài...
Phát triển kinh tế sẽ không tránh khỏi những tác động đến môi trường, tuy nhiên, đây không phải là việc loại trừ được cái này, mất cái kia mà phải đảm bảo cả tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Bởi nếu để môi trường bị xâm hại thì chi phí phải trả cho việc xử lý hệ quả ở môi trường và sức khỏe con người là rất lớn, thậm chí có hệ quả phải xử lý trong nhiều thập kỷ. Ở mức độ nào đó, sẽ không quá khi cho rằng gây hại môi trường còn là hành vi phá hoại nền kinh tế nếu trường hợp nguyên nhân cá chết ở miền Trung được xác định do xả thải từ doanh nghiệp nào đó như nghi ngờ từ dư luận.
Bảo vệ môi trường giờ đây không chỉ là bảo vệ cảnh quan, bảo vệ sức khỏe người dân mà đó còn là bảo vệ nền kinh tế, ổn định xã hội và sự trường tồn của đất nước.
Tin liên quan
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics