Bài học từ dịch cúm 1918 cho việc thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19
Những tranh cãi về việc sử dụng thuốc điều trị sốt rét
Trong bối cảnh thế giới vẫn chưa tìm ra phương thuốc hiệu quả nào để điều trị Covid-19, dịch bệnh nguy hiểm do virus SARS-CoV-2 gây ra, nhiều nước đang cân nhắc tới việc sử dụng hydroxychloroquine – một loại thuốc chống sốt rét.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần tuyên bố rằng hydroxychloroquine có hiệu quả tích cực trong việc điều trị Covid-19 dù chưa có bằng chứng nào cho thấy nó hiệu quả và an toàn trong việc ngăn ngừa và điều trị Covid-19.
| |
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần tuyên bố rằng hydroxychloroquine có hiệu quả tích cực trong việc điều trị Covid-19. Ảnh: USA Today |
Trong một tuyên bố ngày 5/4, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố hydroxychloroquine sẽ được thử nghiệm trên 3.000 bệnh nhân ở bệnh viện Henry Ford ở Detroit, Michigan của Mỹ và các kết quả sẽ được ghi chép cụ thể trong một nghiên cứu chính thức. Ông Pence cũng nói thêm rằng Mỹ đã chuẩn bị để bổ sung nguồn thuốc này cho các phòng khám và các cửa hàng thuốc ở khu vực Detroit khi phù hợp.
Trong khi đó, bên ngoài các bệnh viện, nhiều người người dân đang liều lĩnh phá vỡ các quy tắc giãn cách xã hội để tìm mua hydroxychloroquine và đã có những trường hợp nhiễm độc do tự ý sử dụng một cách không phù hợp.
Cơn sốt thuốc hydroxychloroquine là kết quả của một thử nghiệm nhỏ được tiến hành ở một bệnh viện tại Marseille (Pháp), dù hứa hẹn nhưng vẫn chưa cung cấp đủ bằng chứng ở mức tiêu chuẩn cho thấy loại thuốc này có hiệu quả đối với Covid-19.
Các cuộc thử nghiệm lớn hơn về loại thuốc này cũng như các loại thuốc khác đang được tiến hành, nhưng sẽ không thể đưa ra kết luận dù chỉ là sơ bộ chỉ trong vài ngày tới.
Trong khi đó, cơ quan dược phẩm liên minh châu Âu (EMA) khuyến cáo nên hạn chế sử dụng thuốc sốt rét để điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 trừ khi cực kỳ cần thiết. Cả hydroxychloroquine and chloroquine chỉ nên được sử dụng trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng hoặc trong “các chương trình khẩn cấp quốc gia”. Dù đã có một số thử nghiệm thành công ở Pháp và Trung Quốc, hiệu quả trong việc điều trị Covid-19 của các loại thuốc này vẫn chưa được chứng minh trong các nghiên cứu.
Bài học từ dịch cúm 1918
Có một sự tương đồng giữa đại dịch Covid-19 hiện nay với dịch cúm năm 1918 ở khía cạnh thử nghiệm thuốc.
Năm 1918, giữa đại dịch cúm tồi tệ nhất trong lịch sử, các bác sỹ trên khắp thế giới đã kê đơn quinine (Người Việt quen gọi là ký ninh-ND), một loại thuốc chữa sốt rét khác, dù không có bằng chứng nào cho thấy nó có hiệu quả đối với cúm.
| |
Người dân xếp hàng dài để mua thuốc trong đại dịch cúm năm 1918. Ảnh: EPA |
Ở thời điểm đó, người ta vẫn chưa hiểu nhiều về việc 1 loại thuốc sẽ có tác động đến cơ thể như thế nào và họ thường kê quá liều, gây ra những tác dụng phụ như chóng mặt, ù tai hay nôn mửa.
Trong cuốn sách về kinh nghiệm trải qua đại dịch cúm 1918 của Anh, có tên “Living with Enza”, tác giả Mark Honigsbaum nói rằng, người dân London không chịu nghe theo khuyến cáo súc miệng bằng nước muối, thay vào đó, họ bao vây các cửa hàng thuốc và các phòng khám của bác sỹ để đòi thuốc quinine.
Những ví dụ về một cuộc khủng hoảng như thế này tiết lộ một sự thật sâu sắc: không chỉ các chính trị gia bị buộc phải đưa ra vô số quyết định một cách “có đạo đức”, mà các bác sỹ và các nhà khoa học cũng vậy.
Trong một thế giới lý tưởng, các nhà khoa học sẽ cung cấp bằng chứng và các chính trị gia phải cân nhắc chúng giữa những bằng chứng khác để rồi đưa ra quyết định. Các chính trị gia sẽ chịu trách nhiệm với gánh nặng “đạo đức”.
Tuy nhiên, trên thực tế, các nhà khoa học hiếm khi có toàn bộ bằng chứng trong một cuộc khủng hoảng. Điều tốt nhất mà họ có thể đề xuất là một loạt các kết quả khả thi với những khả năng đi kèm. Đôi khi loạt khả năng mà họ đưa ra lại quá nhiều tới mức nó gần như chẳng giúp ích gì cho các nhà hoạch định chính sách, vì thế các nhà khoa học buộc phải thu hẹp các phạm vi dựa trên các tiêu chí nhất định hơn là bằng chứng đầy đủ. Nói cách khác mỗi nhà khoa học sẽ phải có lựa chọn “đạo đức” của riêng mình.
Đó là lý do vì sao, cũng giống như năm 1918, các nhà khoa học chỉ trích nhau trên truyền thông. “Đây là một điều điên rồ”, một nhà khoa học gần đây đăng tải trên Twitter về nghiên cứu sử dụng thuốc sốt rét điều trị Covid-19 ở Marseille.
“Đạo đức” hay “phi đạo đức”?
Trong nghiên cứu hiện vẫn đang được tiến hành ở Marseille, các bệnh nhân Covid-19 được điều trị kết hợp hydroxychloroquine với thuốc kháng khuẩn azithromycin.
Hydroxychloroquine là một dạng thuốc ít độc hại hơn chloroquine, một trong những loại thuốc được kê đơn rộng rãi nhất trên thế giới. Azithromycin là loại thường được kê cho bệnh viêm phổi - một tác động phổ biến của Covid-19.
| |
Việc sử dụng thuốc hydroxychloroquine để điều trị Covid-19 đang gây nhiều tranh cãi. Ảnh: Penn Medicine |
Sự kết hợp thuốc kể trên và liều dùng ở Marseille được cho là an toàn đối với các nhóm bệnh nhân khác. Tuy nhiên, nó an toàn như thế nào thì vẫn chưa có bằng chứng cụ thể. Một số người cho rằng, phương pháp kết hợp thuốc này có thể để lại tác động đến tim ở một số bệnh nhân, vì thế các bác sỹ ở Marseile đã chụp điện tâm đồ cho tất cả các bệnh nhân trước khi điều trị cho họ.
Tới nay, kết quả điều trị của 80 bệnh nhân cho thấy họ ghi nhận mức độ virus giảm – đồng nghĩa với việc các bệnh nhân vị nhiễm bệnh trong thời gian ngắn hơn và có sự cải thiện về các triệu chứng, so với các bệnh nhân Covid-19 nhập viện ở những nơi khác. Báo cáo được đăng tải trên trang web của bệnh viện bằng tiếng Anh trước khi được các chuyên gia đánh giá.
Tuy nhiên, các con số là quá nhỏ, xét theo tiêu chuẩn thử nghiệm lâm sàng thường.
Một điều bất ngờ khác chính là không có các biện pháp kiểm soát riêng dành cho các nhóm đối tượng khác nhau được phân biệt bằng độ tuổi, giới tính hay thậm chí là các bệnh nhân chưa được điều trị và những người đang được giám sát trong cùng một điều kiện giống nhau.
Didier Raoult, bác sỹ dẫn đầu nhóm nghiên cứu ở Marseille, nói rằng, sẽ là phi đạo đức khi có một biện pháp kiểm soát như vậy trong tình huống mà mọi người đang phải chiến đầu vì sự sống và các nhân viên của ông đang phải liều lĩnh chính bản thân mình để cứu các bệnh nhân khi chưa có phương thuốc điều trị thực sự hiệu quả nào khác.
Raoult điều hành một trung tâm hàng đầu của Pháp về các dịch bệnh truyền nhiễm và là một trong những nhà khoa học hàng đầu trên thế giới.
Raoult cho biết, khi tuyên bố rằng phương pháp điều trị của ông có hiệu quả, ông đã có những quyết định mang tính đạo đức và không phải là một quyết định dựa trên bằng chứng. Trên Tờ Le Monde tuần trước, ông đã nhấn mạnh với các bác sỹ đồng nghiệp của mình rằng nghiên cứu đầu tiên của họ là vì các bệnh nhân của họ chứ không phải là vì một phương pháp khoa học. Ông tin rằng thời gian sẽ chứng minh ông đúng.
“Các chính trị gia sẽ được lịch sử phán xét. Tôi cũng sẽ được chính các bệnh nhân của mình phán xét”, ông Raoult nói./.
Tin liên quan

Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới

Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề

Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động

Đình chỉ lưu hành, thu hồi 9 sản phẩm của Công ty Linh Anh

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chi cục thuế khu vực II lưu ý doanh nghiệp về áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp

Đẩy mạnh đưa trí tuệ nhân tạo vào quản lý thuế

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp

Tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan đối với 10 công ty

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng gần 28%

Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Làm giả hồ sơ nhập lậu máy móc cũ, giám đốc doanh nghiệp lĩnh 12 năm tù

Vận chuyển trái phép tiền tệ, vàng qua hàng không có dấu hiệu gia tăng

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư

Lưu ý thủ tục hải quan đối với C/O mẫu D

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động

Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Doanh nghiệp giấy và bao bì tăng tốc “xanh hóa”

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
