ASEAN đạt được nhiều thành tựu kinh tế nổi bật trong năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Trưởng đoàn tham dự Phiên họp hẹp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Theo ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng đại diện Kinh tế Thường trực Việt Nam tại Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong năm Chủ tịch 2023 của Indonesia với chủ đề “ASEAN Tầm vóc: Tâm điểm tăng trưởng,” tổ chức khu vực này đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên trụ cột kinh tế.
Indonesia đưa ra 16 Sáng kiến Ưu tiên Kinh tế (PED), tập trung vào 3 định hướng chính, gồm Hồi phục và Tái thiết; Kinh tế số và Phát triển bền vững.
Cho đến Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan diễn ra từ ngày 5-7/9, 11/16 áng kiến ưu tiên kinh tế đã cơ bản được hoàn thành, trong đó có Khung Thuận lợi hóa Dịch vụ ASEAN (ASFF), Tuyên bố Cấp cao về Tăng cường An ninh Lương thực, Thành lập Bộ phận Hỗ trợ Thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nằm trong Ban Thư ký ASEAN, Khuôn khổ trao đổi các sáng kiến về dự án công nghiệp trong ASEAN, khởi động đàm phán Hiệp định khung ASEAN về Kinh tế Số (DEFA), Khung Kinh tế Biển Xanh ASEAN (Blue Economy), Tuyên bố chung về An ninh Năng lượng Bền vững.
Các sáng kiến còn lại vẫn đang được triển khai theo kế hoạch đề ra với mục tiêu hoàn thành trong năm 2023.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta sau chuỗi Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43, ông Nguyễn Anh Đức cho rằng thành tựu đáng lưu ý nhất về kinh tế nằm ở chính chủ đề “Tâm điểm tăng trưởng” - nội dung được các nhà lãnh đạo ASEAN tập trung thảo luận và thống nhất trong suốt 3 ngày hội nghị.
Cụ thể, Tuyên bố Tâm điểm Tăng trưởng ASEAN được lãnh đạo các nước ASEAN thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 này đặt ra các định hướng chiến lược phát triển kinh tế cho ASEAN trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Trước mắt, ASEAN sẽ thúc đẩy phục hồi để sẵn sàng ứng phó với các cú sốc trong tương lai như về năng lượng, tài chính, chuỗi cung ứng…
Tiếp đó, ASEAN sẽ tận dụng các động lực tăng trưởng mới, như chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế biển xanh…, hướng tới phát triển bền vững.
Chia sẻ về hợp tác kinh tế xanh, nội dung quan trọng trong Tuyên bố Tâm điểm Tăng trưởng ASEAN, ông Nguyễn Anh Đức cho biết lĩnh vực này đã được Chủ tịch Indonesia rất chú trọng và ưu tiên thúc đẩy với mục tiêu xuyên suốt là cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Trưởng đại diện kinh tế thường trực Việt Nam tại ASEAN cho biết tính đến nay, kết quả nổi bật của mục tiêu này là việc thông qua 3 Sáng kiến Ưu tiên Kinh tế thuộc định hướng Thúc đẩy Tăng trưởng Kinh tế Bền vững cho một tương lai thích ứng.
Cả 3 Sáng kiến Ưu tiên Kinh tế này đều được hoàn thành tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43.
Sáng kiến Ưu tiên Kinh tế thứ nhất là xây dựng Chiến lược ASEAN về Trung hòa Carbon, trong đó tập trung phân tích các vấn đề như nguồn phát thải chính hay các giải pháp khử carbon khả thi và đưa ra nhiều chiến lược để đẩy nhanh quá trình này.
Sáng kiến Ưu tiên Kinh tế thứ hai là Tuyên bố Cấp cao ASEAN+3 (ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) về phát triển hệ sinh thái xe điện (EV) khu vực.
Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 11. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Trên thực tế, Tuyên bố về Phát triển Hệ sinh thái EV đã sớm được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 42 hồi tháng 5/2023 và lần này được mở rộng sang 3 nước đối tác này.
Tại chuỗi Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43, phát huy vai trò trung tâm của mình, ASEAN đã cùng Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản thông qua Tuyên bố cấp cao về Phát triển Hệ sinh thái EV khu vực.
Tuyên bố thể hiện cam kết giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và 3 nước đối tác trong việc phát triển hệ sinh thái và ngành công nghiệp EV nhằm giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu và cải thiện an ninh năng lượng tại từng quốc gia thành viên.
Sáng kiến Ưu tiên Kinh tế thứ ba được ASEAN hoàn thành là dựng Khung kinh tế Biển Xanh.
Ông Nguyễn Anh Đức khẳng định rằng việc chuyển đổi sang nền kinh tế biển xanh một mặt tạo cơ hội để khuyến khích các nước thành viên tăng trưởng GDP, mặt khác cũng hỗ trợ để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) trong ASEAN, bao gồm cả nguồn nước sạch./.
Tin liên quan
Thử thách và cơ hội đối với Chủ tịch ASEAN 2025
07:37 | 08/12/2024 Nhìn ra thế giới
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị
09:30 | 11/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Hải quan Hồng Kông bắt giữ 370 kg ma túy trước lễ Giáng sinh
13:38 | 26/12/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:13 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nga bắt đầu sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán quốc tế
10:12 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
09:37 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
07:32 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
Hoàn thuế GTGT năm 2024 tăng 4%
Ngân hàng gấp rút hỗ trợ khách hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics