Ấn tượng thu ngân sách nửa đầu năm 2021
Thu ngân sách nhà nước 6 tháng năm 2021: Nhiều cục thuế có kết quả ấn tượng | |
Thu ngân sách 6 tháng đầu năm ước đạt 775 nghìn tỷ đồng | |
Nửa đầu năm 2021, xuất nhập khẩu đạt 318 tỷ USD |
Người dân nộp thuế tại điểm thu Ngân hàng Vietcombank. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN) |
Tăng trưởng hơn 16%
Về chi ngân sách, 6 tháng, chi NSNN ước đạt 694,4 nghìn tỷ đồng, bằng 41,2% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 133,9 nghìn tỷ đồng, bằng 28,1% dự toán. Chi thường xuyên 6 tháng ước đạt 501 nghìn tỷ đồng, bằng 48,3% dự toán. Chi trả nợ lãi 6 tháng ước đạt 56,8 nghìn tỷ đồng, bằng 51,6% dự toán. Do tiến độ chi thấp hơn tiến độ thu ngân sách, nên về tổng thể cân đối NSNN 6 tháng đầu năm có thặng dư (thu lớn hơn chi); trong đó, cân đối ngân sách Trung ương bội chi khoảng 63 nghìn tỷ đồng, ngân sách địa phương thặng dư khoảng 150 nghìn tỷ đồng. |
Trong những tháng đầu năm 2021, nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi từ cuối năm 2020. Tuy nhiên, từ cuối tháng 4/2021 đến nay, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại và nhanh chóng lan rộng ra nhiều địa phương khiến cho tình hình thu, chi NSNN gặp nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh đó, nhờ đà phục hồi khả quan của nền kinh tế, các chính sách tài khóa, tiền tệ đã thực hiện trong phòng, chống dịch và hỗ trợ DN, người dân phát huy hiệu quả; một số ngành, lĩnh vực như: bia, sản xuất, lắp ráp ô tô, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, bất động sản,... tăng trưởng mạnh, tạo thêm nguồn thu cho NSNN.
Theo Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm, thu NSNN đạt 781 nghìn tỷ đồng, bằng 58,2% dự toán (năm 2021 dự toán thu là 1.343,3 nghìn tỷ đồng), tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu nội địa đạt 637,8 nghìn tỷ đồng, bằng 56,3% dự toán, tăng 13,9% so cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, có tới 10/12 khoản thu và nhóm khoản thu nội địa tiến độ thu đạt khá so với dự toán (trên 50%). Thu từ dầu thô đạt 18,7 nghìn tỷ đồng, bằng 80,7% dự toán.
Cả nước có 58/63 địa phương đảm bảo tiến độ dự toán thu nội địa (đạt trên 50%), trong đó 48 địa phương đạt trên 55% dự toán như Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hậu Giang... Ở góc độ tăng trưởng thu, có 54/63 địa phương có tăng trưởng thu, trong đó một số địa phương có mức tăng trưởng thu trên 15% so với cùng kỳ năm 2020 như Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hải Dương Thái Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên, Tây Ninh, Hậu Giang, TPHCM,...
Một trong những điểm sáng của thu ngân sách nửa đầu năm đến từ tăng trưởng ấn tượng của thuế XNK. Với dự toán thu là 178,5 nghìn tỷ đồng, đến cuối tháng 6/2021, thu thuế XNK đạt 124,1 nghìn tỷ đồng, bằng 69,5% dự toán, tăng 37,5% so cùng kỳ năm 2020. Nguồn thu thuế XNK tăng trưởng được hỗ trợ bởi tổng kim ngạch XNK 6 tháng đầu năm ước đạt 314,73 tỷ USD, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó kim ngạch XNK có thuế tăng 33,24%. Một số nhóm hàng NK chính có số thu ngân sách lớn tăng mạnh, như: ô tô nguyên chiếc, xăng dầu; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng các loại... góp phần tăng thu cho lĩnh vực này. Điều này cho thấy, thu XNK tăng vì tận dụng tốt sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.
Điều hành chính sách tài khóa chủ động
Đánh giá về kết quả trên, PGS. TS Lê Xuân Trường, Trưởng Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính cho rằng, trong 6 tháng đầu năm, chúng ta đã thực hiện thành công “nhiệm vụ kép” là chống dịch bệnh và phát triển kinh tế-xã hội. Đây chính là cơ sở khách quan tạo nguồn thu NSNN. Cùng với đó là những nỗ lực rất lớn của cả hệ thống Tài chính trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu NSNN. “Một mặt, ngành Tài chính thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế của Quốc hội và Chính phủ để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất, kinh doanh, mặt khác, cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan các cấp đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng dịch vụ thuế và hải quan điện tử để tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước; thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp chống thất thu NSNN như hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo hướng tăng cường kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế; nâng cao công tác kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu và gian lận thương mại; đẩy mạnh thu hồi nợ thuế; cưỡng chế nợ thuế…”, PGS. TS Lê Xuân Trường nói.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong điều hành kinh tế để có tăng trưởng dương cũng như nỗ lực của ngành Tài chính trong điều hành thu, chi ngân sách với kết quả thu ngân sách tăng trưởng và có thặng dư, qua đó đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Ông cũng lưu ý, trong nửa cuối năm, cần đẩy mạnh chi đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho nhóm các dự án đầu tư công được thực hiện một cách công khai, minh bạch, có sự giám sát đầy đủ để tránh việc những người chịu trách nhiệm dám nghĩ, dám làm thì lại không dám làm dẫn tới đầu tư công bị hụt hơi.
Từ nay đến cuối năm, để đảm bảo số thu ngân sách, Bộ Tài chính cho biết, cần tiếp tục kiên định thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” - vừa tập trung phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển sản xuất - kinh doanh, đồng thời, điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ chủ động, thận trọng; kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN, giữ mức nợ công không vượt quá giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội; chủ động cân đối, đảm bảo đầy đủ nguồn lực NSNN. Thực hiện tốt công tác quản lý thu. Tiếp tục thực hiện miễn, giảm, giãn một số khoản thu cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch; tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế; chống chuyển giá, trốn lậu thuế. Đôn đốc thu hồi các khoản nợ đọng thuế, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu NSNN năm 2021.
Theo PGS. TS Lê Xuân Trường, cơ quan Thuế và Hải quan cần tiếp tục bám sát thực tiễn để kịp thời tháo gỡ hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ những khó khăn về cơ chế, chính sách thuế, về quản lý nhà nước trong lĩnh vực XNK để tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Đây chính là tiền đề để đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính cần tiếp tục chỉ đạo cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan các cấp tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu ngân sách nhà nước bằng sức mạnh của cả hệ thống. Ngoài ra, cần chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tập trung khai thác tốt các lĩnh vực còn dư địa tiềm năng mà quy định pháp luật mới về quản lý thuế đã tạo cơ sở để quản lý thu như: thương mại điện tử, dịch vụ kỹ thuật số xuyên biên giới, kinh tế chia sẻ...
Tin liên quan
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics