4 nhóm hàng xuất khẩu 10 tỷ USD
![]() |
Biểu đồ: T.Bình. |
Máy móc thiết bị vượt dệt may
Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan ghi nhận, từ đầu năm đến 15/5, cả nước có 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên gồm: điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may, tăng thêm 2 nhóm so với cùng kỳ 2020.
2 nhóm hàng mới đạt được cột mốc này là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may.
Trong đó, máy móc móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 13,34 tỷ USD là nhóm hàng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất của “top 4” nhóm hàng chủ lực.
Cụ thể, so với cùng kỳ 2020, kim ngạch của nhóm hàng này tăng tới 77% (tương đương con số tăng thêm 5,8 tỷ USD).
Với tốc độ tăng trưởng cao và quy mô kim ngạch lớn nên máy móc móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đã vượt dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam.
Về thị trường xuất khẩu, Mỹ, EU, Nhật Bản là 3 cái tên đứng đầu của nhóm hàng này và đều có tốc độ tăng trưởng cao.
Cập nhật theo thị trường hết tháng 4, xuất khẩu máy móc móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang Mỹ đạt 5,71 tỷ USD, tăng mạnh 157%, tương ứng tăng 3,49 tỷ USD.
Tiếp đến là EU đạt 1,61 tỷ USD, tăng 76,5%, tương ứng tăng 697 triệu USD; Nhật Bản đạt 856 triệu USD, tăng 30,5%, tương ứng tăng 200 triệu USD.
Đối với dệt may, từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch đạt 10,79 tỷ USD, tăng 12,9% tương đương 1,23 tỷ USD.
Dù thấp hơn so với nhóm hàng máy móc móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhưng đây là con số tăng thêm khá ấn tượng của dệt may bởi cả năm 2020 ngành hàng chủ lực này gặp nhiều khó khăn và tăng trưởng âm 9,2%.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 4,7 tỷ USD (cập nhật theo thị trường hết tháng 4), tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 48,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
Các thị trường tiếp theo là Nhật Bản đạt 1,07 tỷ USD, giảm 9,8%; EU đạt 942 triệu USD, tăng 12,8%...
Trong 4 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, 2 vị trí đầu tiên và giữ ổn định như vài năm gần đây với điện thoại và linh kiện đứng số 1; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ở vị trí tiếp sau.
Đến 15/5, nhóm hàng điện thoại và linh kiện đạt 19,92 tỷ USD, tăng 21,5% (tương đương kim ngạch tăng thêm 3,52 tỷ USD).
Các thị trường xuất khẩu của nhóm hàng hết sức phong phú, nhưng tập trung lớn nhất ở Trung Quốc, Mỹ, EU.
Trong đó, thị trường Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhất với tốc độ 45%, đạt kim ngạch 3,96 tỷ USD. Trong khi thị trường Mỹ chỉ tăng nhẹ 6% và EU còn bị giảm 13,8%.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 17,7 tỷ USD tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ở mức cao 30% tương đương kim ngạch tăng thêm hơn 4 tỷ USD.
Mỹ, Trung Quốc, EU cũng là những thị trường xuất khẩu lớn nhất. Nhưng khác với điện thoại, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lại tăng mạnh ở Mỹ (46,9%) và E( (47,2%), trong khi giảm ở thị trường Trung Quốc (giảm 3,7%).
Nhóm hàng đầu tiên đạt 20 tỷ USD
Ở chiều nhập khẩu, có nhóm hàng đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên, tương đương số lượng cùng kỳ năm ngoái và cũng là 2 cái tên quen thuộc gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.
Tuy nhiên, kim ngạch tăng thêm của cả 2 nhóm đều ở mức cao.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 24,94 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ 2020 (tương đương con số tăng thêm 5,2 tỷ USD). Đây cũng là nhóm hàng đầu tiên (kể cả xuất khẩu và nhập khẩu) đạt cột mốc 20 tỷ USD tính đến thời điểm 15/5.
Cập nhật theo thị trường hết tháng 4, Trung Quốc đã vượt Hàn Quốc trở thành nhà cung cấp lớn nhất đối với nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cho Việt Nam.
Nguyên nhân do nhập khẩu nhóm hàng này từ thị trường Trung Quốc tăng cao tới 61% so với cùng kỳ năm trước và đạt 6,3 tỷ USD, trong khi thị trường Hàn Quốc chỉ là 5,84 tỷ USD, tăng nhẹ 6%.
Máy móc móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 16,85 tỷ USD tăng 33,94% (tương đương kim ngạch tăng thêm 4,27 tỷ USD).
Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 7,46 tỷ USD (cập nhật hết tháng 4), tăng 65% so với cùng kỳ năm trước (tương đương tăng 2,95 tỷ USD) và chiếm tỷ trọng 51%.
Tiếp theo là Hàn Quốc với 2,29 tỷ USD, tăng 15,2%; Nhật Bản: 1,47 tỷ USD, giảm 6,9%...
Tin liên quan

Doanh nghiệp dệt may chủ động nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
13:47 | 09/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS) Những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ
15:58 | 03/04/2025 Infographics

Mỹ - thị trường xuất khẩu trăm tỷ đô của Việt Nam
12:16 | 03/04/2025 Cần biết

Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn
15:27 | 18/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Quý 1 xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84 tỷ USD
15:00 | 18/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng hơn 20% trong quý I
10:23 | 18/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Chuẩn hóa xuất xứ để hàng Việt đi xa hơn
10:14 | 18/04/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp tính chuyện xuất khẩu đường dài trước biến động
21:26 | 17/04/2025 Xu hướng

"Bệ phóng" cho xuất nhập khẩu qua cảng biển Hải Phòng
15:08 | 17/04/2025 Xu hướng

Quý I, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD
20:16 | 16/04/2025 Xu hướng

Phổ biến quy định về nhập khẩu vải thiều trong vụ mới
15:24 | 16/04/2025 Xu hướng

Ớt, chanh leo, tổ yến chính ngạch sang Trung Quốc
10:15 | 16/04/2025 Xu hướng

Mở rộng danh mục tổ chức được cấp Giấy chứng nhận loại tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam
15:33 | 15/04/2025 Xu hướng

Bưởi của Việt Nam chính thức vào siêu thị Hàn Quốc
15:30 | 15/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS) Quy mô xuất khẩu quý I của 34 địa phương dự kiến sau sáp nhập
14:19 | 15/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ
16:16 | 14/04/2025 Xu hướng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn

Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu để ngăn chặn hành vi chuyển giá

Quý 1 xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84 tỷ USD

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ
09:53 | 18/04/2025 Multimedia

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp
15:40 | 15/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 51 tỷ USD trong quý I/2025
10:02 | 14/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu để ngăn chặn hành vi chuyển giá

4.311 công chức, người lao động trong ngành Thuế nghỉ hưu trước tuổi và thôi việc

Đã hoàn 34.039 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng

Hải quan khu vực VIII đối thoại với hơn 80 doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Chi cục Thuế khu vực II: thu ngân sách quý I đạt 126.456 tỷ đồng

Đeo 4 kg dây chuyền vàng qua biên giới, lĩnh 12 năm tù

Hơn 24.500 trường hợp kinh doanh thương mại điện tử bị xử lý vi phạm thuế

2 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh

Cần mạnh tay xử lý nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

Cảnh báo tình trạng mạo danh cơ quan thuế tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh)

Công ty Sao Đà Lạt tố cáo đoàn thanh tra và phản hồi từ phía cơ quan thuế

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Quá 90 ngày chưa đề nghị hoàn, Hải quan sẽ chuyển số dư tiền gửi vào ngân sách

Hoàn tiền mua tem điện tử rượu nhập khẩu

Áp thuế CBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Hướng dẫn xác định giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy

Xử lý tờ khai hải quan áp dụng thuế GTGT chưa đúng

Hà Nội vắng bóng căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động

Trước chính sách thuế của Mỹ cần theo dõi biến động của thị trường bất động sản

Viettel cùng GSMA lần đầu tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số

Giá vàng trong nước và thế giới thi nhau lập đỉnh
