2 thông tư của Bộ Nông nghiệp làm tăng chi phí thủy sản xuất khẩu
DN chế biến thủy sản xuất khẩu . Ảnh: T.H. |
Nhiều bất cập
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), vướng mắc trong thực hiện quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT và Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT đang làm DN thủy sản phát sinh nhiều chi phí do bất cập trong các thông tư này.
Theo phản ánh của các DN, trong Thông tư chưa quy định áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, phân luồn ưu tiên trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với thủy sản và sản phẩm thủy sản nhập khẩu. Hiện 100% lô hàng (gồm nguyên liệu thủy sản, sản phẩm thủy sản) đều phải kiểm tra chỉ tiêu cảm quan, điều kiện bảo quản, quy cách bao gói, ghi nhãn.
Trong khi đó, các Nghị quyết số 19 và Nghị quyết số 02 của Chính phủ đều yêu cầu việc kiểm tra chuyên ngành phải theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP) tại Điều 13 đã qui định rất rõ trường hợp “Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước” được miễn kiểm tra nhà nước về ATTP nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về ATTP).
Tuy nhiên, theo quy định tại hai thông tư trên chưa cho phép các trường hợp thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập theo loại hình E31 (nguyên liệu sản xuất xuất khẩu), E21 (Nguyên liệu nhập gia công chế biến xuất khẩu) và A12 (nhập theo loại hình kinh doanh làm nguyên liệu để sản xuất tiếp) vào Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm.
Vướng mắc nữa là không áp dụng nguyên tắc công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia. Cụ thể, các lô hàng nhập khẩu có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp nhưng không được công nhận và vẫn phải chịu sự kiểm tra của Cơ quan thú y khi nhập hàng.
Chưa có hướng dẫn về cách thức kiểm tra cảm quan hàng hóa: không qui định cách thực hiện việc kiểm tra điều kiện bảo quản, quy cách bao gói, ghi nhãn, ngoại quan, cảm quan của từng loại sản phẩm (đông lạnh, ướp lạnh, khô....) mà chỉ qui định một cách chung chung như “nghi ngờ” hoặc phát hiện hàng hóa “không đảm bảo” yêu cầu vệ sinh thú y để tiến hành lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y, không có tiêu chí cụ thể làm căn cứ để kết luận “Đạt” và “Không đạt” khi kiểm cảm quan. Điều này dễ dẫn đến kết luận của kiểm tra viên không chính xác, phát sinh tiêu cực và chi phí cho các doanh nghiệp.
Một số trường hợp như nhập hàng từ cá tàu phải phân size, tách loài có sự chứng kiến của người bán nên ngay khi đem hàng từ cảng về phải phân size ngay và đưa vào sản xuất, không thể đưa ngược trở lại kho lạnh để chờ có kết quả kiểm tra, nếu không sẽ dễ dẫn đến hư hỏng hàng hóa. Hoặc những lô hàng nhập bằng container nhưng khi dỡ hàng từ container mà Người bán muốn chứng kiến sản xuất thử để kiểm tra chất lượng hàng hóa nhưng phải chờ kết quả kiểm tra của cơ quan Thú y, điều này gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của DN.
Phát sinh nhiều chí phí
Theo VASEP, vướng mắc về kiểm tra chuyên ngành không chỉ ảnh hưởng đến thời gian sản xuất, xuất khẩu hàng hóa của DN mà còn phát sinh khá nhiều chi phí. Với quy định 100% lô hàng thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập theo bất kỳ loại hình nào (E31, E21, A12, A11) đều phải trả chi phí kiểm cảm quan theo quy định.
Theo định nghĩa “Lô hàng” được Thông tư 36/2018 bổ sung vào điều 2 của Thông tư 26/2016 thì ”lô hàng là toàn bộ sản phẩm thủy sản của một chuyến hàng nhập khẩu tính có cùng vận đơn”. Căn cứ vào đơn vị tính phí ghi tại mục 3.1 trên là “Container/Lô hàng”, nhưng nếu một lô hàng gồm 10 container nhập về trên cùng một vận đơn, thì cơ quan Thú y tính phí kiểm cảm quan
Đối với hàng cá tàu chỉ một vận đơn nhưng cơ quan Thú y tính phí kiểm cảm quan không theo lô hàng mà lấy tổng trọng lượng của lô hàng chia đều cho trọng lượng trung bình của một container là 25 tấn để tính phí kiểm cảm quan.
Ngoài phí kiểm tra cảm quan, nếu lô hàng thuộc diện phải lấy mẫu kiểm tra (áp dụng cho nhập A11, A12, hoặc nhập theo E31 hoặc E21) nhưng bị cho là cảm quan “không đạt”) thì DN phải trả thêm phí kiểm nghiệm, chi tiết chi phí tùy thuộc vào chỉ tiêu kiểm tra qui định theo từng mặt hàng. Ngoài ra, DN còn phải chịu thêm thời gian chờ kết quả kiểm nghiệm phát sinh thêm tiền cấm điện, lưu kho, lưu bãi rất cao.
Chi phí đi lại, tiếp kiểm tra viên, chi phí khác: Các phí này cũng rất cao mà DN cũng phải trả và đưa vào chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm.
Đối với hàng thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập vào kho ngoại quan: thủ tục qua nhiều công đoạn (nhập từ cảng về kho ngoại quan, từ kho ngoại quan xuất ra cho DN), mỗi công đoạn đều phải làm thủ tục lập lại cho cùng một lô hàng nên mất nhiều thời gian và chi phí. Nếu xuất cùng một loại hình nhưng nhiều lần thì chi phí càng nhiều hơn.
Từ những bất cập nêu trên, VASEP kiến nghị Bộ NNPTNT xem xét sửa đổi Thông tư 26 và Thông tư 36, có giải pháp để áp dụng nguyên tắc công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia, công nhận kết quả kiểm tra của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu như cách mà EU và các nước NK khác đang công nhận Việt Nam, họ chỉ kiểm tra 2-5% số lượng lô hàng nhập khẩu trong điều kiện bình thường.
Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, phân luồn ưu tiên trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với thủy sản và sản phẩm thủy sản nhập khẩu. Áp dụng chế độ giảm/miễn đối với chỉ tiêu kiểm cảm quan thay vì kiểm 100% lô hàng như hiện nay để tránh quá tải cho DN và cho cả nhân sự của ngành Thú y.
Đối với sản phẩm thủy sản nhập kinh doanh nhưng làm nguyên liệu để chế biến tiếp (loại hình A12) cho phép áp dụng chế độ miễn kiểm tra chuyên ngành hoặc kiểm tra tần suất...
Tin liên quan
Theo dõi hoạt động của tàu cá và ngư dân sản xuất trên biển dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
14:36 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Để xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, ngành Thủy sản nêu loạt kiến nghị
15:09 | 29/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD
08:17 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics