Xuất khẩu tôm dự báo cán mốc 4 tỷ USD
![]() | Xuất khẩu thuỷ sản năm 2021 có thể cán đích 9 tỷ USD |
![]() | CPTPP vẫn là khối thị trường xuất khẩu hàng đầu của tôm Việt |
![]() | Tôm xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường nhiều nước |
![]() |
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú. Ảnh: ST |
Chiếm vị trí số 1 nhiều thị trường
XK tôm trong tháng 6/2021 đạt khoảng 402 triệu USD, tăng 15%. Kết quả này đưa tổng kim ngạch XK tôm trong 6 tháng đầu năm lên 1,7 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo phân tích của bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO, những thị trường XK chính của tôm Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức đều đang gia tăng nhập khẩu tôm, do vậy XK tôm của Việt Nam sang những nước này tăng trưởng rất tốt. Trong đó, XK tôm sang Mỹ đang có đà tăng trưởng hàng tháng ở mức 45 - 46%, Nhật Bản tăng 17%, Hàn Quốc tăng 10%, Đức 60%.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch XK thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt trên 4,1 tỷ USD. Trong đó, XK tôm đạt 1,7 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái; XK các sản phẩm hải sản đạt 1,6 tỷ USD, tăng 16%... Với đà tăng trưởng hiện nay, XK thuỷ sản năm 2021 có thể cán đích 8,8 - 9 tỷ USD. |
Trừ thị trường Mỹ và Trung Quốc, tôm Việt Nam đang đứng vị trí số 1 tại hầu hết các thị trường với kim ngạch nổi trội hơn so với các nước khác. Tuy nhiên, tại Mỹ, thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất (chiếm 30% nhập khẩu tôm thế giới và chiếm 22% XK tôm Việt Nam), tôm Việt Nam đứng sau Ấn Độ, Indonesia và Ecuador. Ấn Độ chiếm tỷ trọng chi phối tại Mỹ là 33%, trong khi Indonesia chiếm khoảng 25%, Ecuador chiếm khoảng 15%, Việt Nam chiếm khoảng 8,5%.
Là mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao, tôm Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường nhiều nước. Hiện nay, thị trường CPTPP vẫn là khối thị trường XK hàng đầu của các DN tôm Việt Nam. Cho tới nay, XK tôm sang hai thị trường Mỹ và EU vẫn khá ổn định và tăng trưởng tốt. Cả hai thị trường này đều tăng cường nhập khẩu tôm chân trắng đông lạnh từ Việt Nam.
Nửa đầu năm nay, trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu, tôm thẻ thịt hấp, chế biến chiếm gần 47% trị giá tôm XK sang Mỹ với giá trung bình từ 10,15 – 11,5 USD/kg. Hiện Việt Nam là 1 trong 4 nguồn cung tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ. Cho tới thời điểm này, sản phẩm tôm Việt Nam đang cạnh tranh khá tốt tại Mỹ.
Năm 2020, bức tranh nhập khẩu tôm của châu Âu không mấy khả quan. Tuy nhiên, kể từ đầu năm nay, nhu cầu tiêu thụ tôm, đặc biệt là tôm chân trắng của nhiều nước châu Âu đã tăng trở lại. Giá trị XK tôm sang EU, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.
Vượt khó để đạt 4 tỷ USD
Theo các doanh nghiệp XK tôm, cái khó bám riết ngành tôm, chẳng hạn đối với nuôi tôm nguyên liệu, mọi thứ đầu vào đều tăng giá, nhất là thức ăn. Lĩnh vực chế biến xuất khẩu cũng trong hoàn cảnh tương tự, nổi cộm nhất là giá thuê container lạnh tăng quá cao, thậm chí tăng hơn 5 lần bình thường (tuyến đi EU), gây mất mát không nhỏ cho các doanh nghiệp tôm.
Sự bùng phát Covid-19 tác động không nhỏ mọi miền đất nước. Nhìn chung là ngành tôm may mắn và có nhiều nỗ lực phòng chống dịch, nhất là trong các cơ sở chế biến nên tạm ổn. Các doanh nghiệp ngành tôm hoàn thành nhiệm vụ kép vừa phòng chống dịch vừa thúc đẩy phát triển ngành.
Hiện các doanh nghiệp nỗ lực khắc phục khó khăn, tranh thủ tận dụng lợi thế do nhiều nước sản xuất tôm khác vẫn đang còn gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19, như: Ấn Độ, Thái Lan,... để tăng tốc XK. Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta, hiện nay các DN tiêu thụ tôm khá ổn, phần nào do thiếu hụt nguồn tôm từ Ấn Độ, nhất là tôm cỡ lớn. Kim ngạch xuất khẩu của ngành tôm năm nay dự kiến tăng khoảng 15% so năm rồi. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường hàng đầu, tiếp theo là EU, Nhật Bản... Nhìn chung cơ cấu thị trường không có biến động đáng kể.
Ngoài ra, ngành tôm cũng có sự chuẩn bị khá tốt cho bước tăng trưởng mạnh mẽ sau dịch như cơ sở chế biến được xây thêm hoặc mở rộng công suất. Các cơ sở cung ứng trong chuỗi giá trị con tôm cũng phát triển khá đồng bộ. Tuy vậy, vẫn có những hạn chế, tồn đọng lớn, đó là: việc đánh mã số cơ sở nuôi tôm còn quá chậm, gây khó khăn cho việc báo cáo nguồn gốc lô hàng tới khách hàng nước ngoài; còn quá ít cơ sở nuôi đạt các chuẩn quốc tế như ASC, BAP nhằm chinh phục các hệ thống tiêu thụ cao cấp, nâng tầm tôm Việt; cần có chính sách đất đai mạnh mẽ để hình thành các trang trại nuôi lớn. Chỉ trang trại nuôi lớn mới có điều kiện đầu tư, triển khai các công nghệ nuôi tiên tiến làm giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh mạnh mẽ cho tôm Việt.
Tổng quan trong 6 tháng đầu năm, bức tranh ngành tôm có gam màu khá sáng. Trong đó điểm nổi bật là phòng chống dịch tốt và đạt tỉ lệ tăng trưởng cao. Trên nền tảng khá tốt này, tin tưởng người nuôi tôm sẽ an tâm thả nuôi vụ hai vì giá tôm đang tốt. Qua đó, các cơ sở chế biến có thêm nguyên liệu để thêm các đơn hàng xuất khẩu và năm nay ngành tôm sẽ cán mốc 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối với ngành thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng các DN cần vượt qua, đó là diễn biến
Covid-19 phức tạp và khó lường; chi phí đầu vào cho nuôi và chế biến tôm tăng cao; tình trạng thiếu container và cước tàu vận chuyển quốc tế dự báo sẽ còn tăng nóng. Bên cạnh đó, thời gian thông quan nước nhập khẩu cũng lâu hơn trước khi xảy ra dịch...
Tin liên quan

Siết quản lý vùng trồng, khơi thông dòng chảy xuất khẩu sầu riêng
20:38 | 24/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh
20:45 | 23/05/2025 Xu hướng

Việt Nam nhập hơn 1 triệu tấn điều trong 4 tháng
21:23 | 22/05/2025 Xu hướng

Nhập khẩu hàng hóa tăng hơn 23 tỷ USD
11:15 | 23/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Tăng tốc cấp mã vùng sầu riêng: Thách thức nằm ở sau cánh cửa thị trường
10:56 | 23/05/2025 Xu hướng

Khôi phục bình thường hoạt động XNK qua lối mở cầu phao Km3+4 ở Móng Cái
11:34 | 22/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Ứng xử thế nào với việc Indonesia áp dụng kiểm dịch mới từ 4/6
20:49 | 21/05/2025 Xu hướng

Sau kiến nghị của doanh nghiệp sẽ có hội nghị gỡ khó cho xuất khẩu sầu riêng
20:46 | 21/05/2025 Cần biết

Dự kiến mở hạn ngạch thuế quan cho gạo, lá thuốc lá khô xuất xứ Campuchia?
16:22 | 21/05/2025 Xu hướng

Giải bài toán nghịch lý cá tra
15:54 | 20/05/2025 Xu hướng

Cơ hội lớn cho hàng hóa xuất nhập khẩu khi có thêm nhiều tuyến vận tải mới
15:48 | 20/05/2025 Cần biết

Đạt 313 tỷ USD, xuất nhập khẩu duy trì đà tăng khá
15:42 | 20/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Giá tăng kỷ lục, xuất khẩu cà phê Việt thu về 3,8 tỷ USD
10:35 | 20/05/2025 Xu hướng

Lúa Hè Thu vào vụ, giá đi ngang do xuất khẩu chững lại
16:27 | 19/05/2025 Xu hướng

Cha Lo: Tấp nập lưu lượng xe qua lại cửa khẩu
15:56 | 19/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Sửa Thông tư về xuất khẩu gạo: Cắt gọn thủ tục, tăng hiệu quả quản lý
18:58 | 16/05/2025 Cần biết
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Cao Bằng thu trên 5.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và thực phẩm nhập lậu

Tích cực đàm phán mở cửa các thị trường cho sản phẩm sầu riêng

Nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 1-2%

Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản

Hải quan khu vực XVII: Tập trung chuyển đổi số để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực XVII: Tập trung chuyển đổi số để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

Chi cục Thuế khu vực II: Thu ngân sách 5 tháng đầu năm đạt trên 189.000 tỷ đồng

Từ 1/7/2025: Sử dụng số định danh cá nhân thay thế mã số thuế trong nhiều giao dịch

Chi cục Thuế khu vực I đồng loạt ra quân hỗ trợ hộ, cá nhân kinh doanh

Ngành Hải quan đào tạo về chuyển đổi số

Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng thu ngân sách trên đà tăng

Cao Bằng thu trên 5.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và thực phẩm nhập lậu

Công an Đồng Nai điều tra vụ sản xuất hàng giả quy mô lớn

Hải quan khu vực XX: Kiểm soát chặt chẽ hàng hóa XNK qua biên giới

Hải quan giải mã bí ẩn trong những chiếc va ly ở cửa khẩu Lào Cai

Hải quan khu vực III triển khai tháng cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Khởi tố vụ án trốn thuế trong kinh doanh thương mại điện tử tại TP Vũng Tàu

Chính sách thuế khi cung cấp điện cho các nhà thầu xây dựng tại khu công nghiệp

Chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Gặp khó trong giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, nguồn gốc hàng hoá

Hoàn thuế nộp thừa với mặt hàng ngô hạt và khô dầu đậu tương

Nhiều rủi ro khi một doanh nghiệp lại có hai hệ thống sổ sách kế toán

TP. Hồ Chí Minh: Gỡ vướng, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước

Tích cực đàm phán mở cửa các thị trường cho sản phẩm sầu riêng

Nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 1-2%

Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tại Hưng Yên tăng vọt

Tháng 5, ngành hàng không đón hơn 10 triệu khách
