Xuất khẩu thạch đen: Trị giá nhỏ, triển vọng bứt phá lớn
Tại Việt Nam, cây thạch đen được trồng chủ yếu ở Cao Bằng, Lạng Sơn và rải rác ở các tỉnh Lâm Đồng, Lào Cai cũng như một số tỉnh miền núi phía Bắc khác. Ảnh: Internet |
Thu triệu USD, nhiều dư địa
Theo thông tin mới nhất từ Bộ NN&PTNT, 8 tháng đầu năm 2021, XK thạch đen đạt gần 1,4 triệu USD. Dù con số thu về còn hạn chế so với nhiều mặt hàng nông sản khác, song điều quan trọng là mặt hàng này còn rất nhiều dư địa để phát triển.
Thị trường XK chính của thạch đen Việt Nam là Trung Quốc. Ngoài Trung Quốc, hiện thạch đen Việt Nam còn được XK sang nhiều nước khác như Thái Lan, Indonesia, Đài Loan, Hàn Quốc… Đến nay, cả nước đã có 257 mã số vùng trồng thạch đen với tổng diện tích hơn 1.000 ha, 8 cơ sở đóng gói được phê duyệt XK. Trong đó, riêng Lạng Sơn có 121 mã số vùng trồng và 4 cơ sở đóng gói.
Ở góc độ doanh nghiệp XK, ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại nông sản Hải Bình (xã Đề Thám, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) cho biết, từ khi Nghị định thư XK chính ngạch thạch đen giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết (tháng 12/2020-PV), việc XK mặt hàng này trở nên thuận lợi hơn. Hầu hết các hộ trồng thạch đen đã thực hiện đúng theo cam kết của Nghị định thư, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Ông Điêu Vệ Hồng, Phó Giám đốc Sở Thương mại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) thông tin, người dân Trung Quốc đã sử dụng thạch đen như một món ăn thanh nhiệt, giải độc từ hàng nghìn năm nay.
Tuy có nhiều lợi ích nhưng thạch đen ở Trung Quốc hiện đang bị thiếu hụt nguồn cung. Sản lượng chế biến không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. “Trong bối cảnh hiện tại, tin tưởng thời gian tới tỉnh Quảng Tây và Lạng Sơn có nhiều tiềm năng hợp tác phát triển mặt hàng thạch đen”, ông Điêu Vệ Hồng nói.
Tập trung sản xuất đồng bộ, chuyên nghiệp
Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, theo ông Nguyễn Văn Kính, thời gian qua vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân vẫn chưa thay đổi nhận thức, canh tác theo tập quán cũ trước đây dẫn tới năng suất, chất lượng sản phẩm không được đảm bảo.
Mặt khác, thị trường tiêu thụ thạch đen có nhiều biến động, nhiều đơn vị kinh doanh đã tự ý đẩy “giá ảo” sản phẩm thạch đen lên cao. Điều này khiến nông đân hình thành tâm lý găm hàng, gây khó khăn cho đơn vị có nhu cầu thu mua thực sự.
Ông Vũ Đức Thiện, Chủ tịch UBND huyện Tràng Định (Lạng Sơn), nơi trồng thạch đen nhiều nhất Lạng Sơn cho biết: Do đặc thù về điều kiện tự nhiên, đất đai bị chia cắt, diện tích trồng thạch đen không tập trung. Hệ thống cơ sở hạ tầng, thủy lợi, giao thông nội đồng, cơ sở ươm giống, chế biến… còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất quy mô lớn.
Do đó, UBND huyện Tràng Định đề nghị các cơ quan quản lý có quy định về mức tối thiểu để được cấp mã số vùng trồng cho phù hợp với các tỉnh miền núi nói chung và cho Tràng Định nói riêng; đồng thời giới thiệu, kết nối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sâu trên địa bàn huyện.
Ngoài ra, huyện Tràng Định cũng đề nghị Bộ NN&PTNT và các cơ quan liên quan của Việt Nam sớm đề nghị phía Trung Quốc phê duyệt các cơ sở đóng gói đã hoàn thiện hồ sơ để các doanh nghiệp có thể XK vào thị trường Trung Quốc một cách thuận lợi.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, để nâng cao chất lượng, trị giá XK và phát triển hết tiềm năng cây thạch đen, ngành nông nghiệp và các địa phương cần phối hợp, tập trung tổ chức sản xuất theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp và hiệu quả.
Các vùng nguyên liệu tập trung đẩy mạnh công nghệ trong sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, khuyến khích hình thành các chuỗi liên kết sản xuất nhằm tăng giá trị và quản lý tốt chất lượng sản phẩm; tăng cường rà soát, kiểm tra các mã số vùng trồng được cấp.
“Các tỉnh trồng nhiều thạch đen như Lạng Sơn, Cao Bằng cần thường xuyên tập huấn, tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp hiểu và thực hiện nghiêm túc các yêu cầu kỹ thuật cũng như quy định trong sản xuất thạch đen”, lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đề cập tới góc độ đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng các công nghệ chế biến, bảo quản thạch đen để đa dạng hóa các sản phẩm đầu ra, kéo dài thời gian bảo quản nhưng vẫn đảm bảo chất lượng; hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật, nhằm đàm phán mở cửa nhiều thị trường XK cho thạch đen…
Thạch đen được trồng chủ yếu ở các nước Đông Á, và Việt Nam. Trong đó, thạch đen ở Việt Nam được đánh giá cao, không chỉ dùng như một món ăn thanh nhiệt, giải độc, mà còn được sử dụng như một loại dược liệu có tác dụng hạ cholesterol trong máu, chống lão hóa, hỗ trợ điều trị tiểu đường, huyết áp cao. |
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng
08:53 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ
15:22 | 18/11/2024 Infographics
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 88 tỷ USD
08:04 | 16/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics