Xuất khẩu rau quả giảm 17%: Rào cản lớn nhất lại đến từ điều nhỏ nhất
Diễn biến mới từ thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh Gạo Việt phát thải thấp sắp xuất khẩu: Bước ngoặt chiến lược cho thương hiệu xanh |
![]() |
Cuối tháng 5, Trung Quốc đã cấp bổ sung 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng cho Việt Nam. |
Sự sụt giảm không bất ngờ
Theo ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu rau quả đạt hơn 2,1 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm trong xuất khẩu rau quả là do cú trượt mạnh của sầu riêng – mặt hàng từng giữ vai trò đầu tàu tăng trưởng. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, mặt hàng này đã giảm tới 53,4% về kim ngạch, kéo theo sự suy giảm chung của toàn ngành.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là các loại trái cây khác như: thanh long, mít tươi và mít chế biến cũng ghi nhận mức giảm lần lượt 7,3%, 25% và 20,8%, cho thấy áp lực không chỉ đến từ một mặt hàng riêng lẻ.
Việc cả mặt hàng mít tươi và mít chế biến đều giảm sâu – phản ánh khó khăn không chỉ nằm ở đầu ra sơ cấp, mà còn ở năng lực chế biến, bảo quản và xây dựng chuỗi giá trị sau thu hoạch.
Khi nhiều nhóm hàng chủ lực cùng bước vào giai đoạn chững lại, rõ ràng thị trường đang phát đi tín hiệu của một vấn đề mang tính hệ thống, chứ không còn là sự biến động ngắn hạn về nhu cầu.
Trong bối cảnh đó, thị trường Trung Quốc – chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất của rau quả Việt lại là nơi ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất, tới 32,8%. Đây không chỉ là hệ quả của áp lực cạnh tranh hay nhu cầu chững lại, mà xuất phát từ một nguyên nhân cụ thể: yêu cầu kiểm soát chất lượng đầu vào ngày càng siết chặt.
Cụ thể, từ cuối năm 2024, Trung Quốc đã áp dụng quy định cấm nhập khẩu trái cây nhiễm kim loại nặng Cadimi và chất vàng O (Auramine O). Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có đủ năng lực kiểm nghiệm 2 chỉ tiêu này trên diện rộng, khiến hàng loạt lô hàng – đặc biệt là sầu riêng – bị cảnh báo, trả về hoặc tắc nghẽn thông quan.
Thực trạng này không chỉ khiến doanh nghiệp phải tạm dừng xuất khẩu để chờ hướng dẫn, mà còn làm giảm niềm tin thị trường và gián đoạn chuỗi cung ứng. Điều đáng nói, dù cơ quan chức năng đã vào cuộc, nhưng theo VINAFRUIT, việc xử lý còn chậm, chưa triệt để, dẫn đến tâm lý lo lắng lan rộng.
Bài toán không mới, nhưng cần cách làm mới
Dù kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm giảm mạnh, ngành rau quả Việt Nam vẫn còn dư địa để phục hồi – nếu không để mất thêm thời gian. Một số mặt hàng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng đáng kể như: xoài tăng hơn 13%, dừa tăng gần 20%, đặc biệt dừa chế biến tăng tới 71,3%. Chuối – mặt hàng xuất khẩu chủ lực ổn định – tiếp tục giữ vững thị phần.
Ở chiều thị trường, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và UAE đều ghi nhận mức tăng trưởng hai con số, cho thấy nhu cầu tiêu dùng vẫn đang mở rộng nếu được khai thác đúng hướng và đúng lúc.
Không chỉ vậy, cuối tháng 5, Trung Quốc đã cấp bổ sung 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng cho Việt Nam. Đây là động thái tích cực, mang tính mở đường cho giai đoạn phục hồi xuất khẩu mặt hàng chủ lực này.
Theo VINAFRUIT, mùa chính vụ sầu riêng mới bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 11, nghĩa là 4 tháng đầu năm chỉ là giai đoạn đầu vụ. Việc giảm mạnh trong thời gian qua – xét về khía cạnh kỹ thuật – vẫn có thể bù lại trong các tháng cao điểm còn lại, với điều kiện các nút thắt được tháo gỡ một cách kịp thời và dứt điểm.
Vấn đề đặt ra không còn mới, nhưng cách tiếp cận cần phải mới. Theo VINAFRUIT, điều kiện tiên quyết là xử lý tận gốc tình trạng tồn dư Cadimi và vàng O – nguyên nhân trực tiếp khiến sầu riêng Việt Nam bị trả về, chặn thông quan. Để làm được điều này, cần đầu tư mở rộng hệ thống kiểm nghiệm chuyên sâu, ban hành hướng dẫn kỹ thuật rõ ràng và hỗ trợ doanh nghiệp chủ động kiểm soát chất lượng ngay từ vùng trồng.
Cùng với đó, việc giữ vững thị trường Trung Quốc không chỉ dừng lại ở việc giữ mối quan hệ thương mại, mà phải chuyển sang chủ động xúc tiến, kết nối lại với các trung tâm tiêu thụ lớn như: Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh – những địa bàn đang đóng vai trò điều tiết dòng hàng và tiêu chuẩn hóa sản phẩm.
Về dài hạn, ngành rau quả cần một hệ sinh thái chính sách ổn định và khuyến khích được tái đầu tư. Các đề xuất về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT cần được đặt trong bối cảnh cụ thể của ngành hàng nông sản – vốn có vòng đời sản xuất dài, rủi ro cao, nhưng lợi nhuận phân tán.
Khi được tháo gỡ áp lực chi phí, doanh nghiệp sẽ có thêm dư địa để nâng cấp công nghệ, tiêu chuẩn hóa sản phẩm, đáp ứng các rào cản kỹ thuật đang ngày một khắt khe hơn từ thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước là điều không thể trì hoãn. Các hành vi gian lận mã số vùng trồng, cạnh tranh không lành mạnh, thổi giá vùng nguyên liệu… nếu không được kiểm soát, sẽ tiếp tục gây hại lâu dài cho toàn ngành. Do đó, cần có lực lượng giám sát chuyên trách, chế tài đủ sức răn đe và trên hết là một tinh thần hành động dứt khoát để bảo vệ uy tín nông sản Việt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
Dù khởi đầu không thuận lợi, VINAFRUIT vẫn khẳng định, ngành rau quả có thể đạt mục tiêu 8 tỷ USD trong năm 2025 nếu các giải pháp nêu trên được thực thi sớm. Điều quan trọng là không để các cảnh báo kỹ thuật – vốn có thể phòng ngừa – trở thành rào cản xuất khẩu dài hạn.
Tin liên quan

Sự phục hồi của ngành rau quả Việt Nam đến từ đâu?
11:41 | 10/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích
11:05 | 05/07/2025 Xu hướng

Trung Quốc không còn là “bệ đỡ” xuất khẩu rau quả Việt?
16:08 | 17/06/2025 Xu hướng

Bất ổn thuế quan, thủy sản Việt Nam mất ngôi đầu xuất khẩu sang Mỹ
14:28 | 17/07/2025 Xu hướng

Nông sản Việt “mắc kẹt” ở châu Âu vì chưa được cấp chứng thư xuất khẩu
08:58 | 16/07/2025 Xu hướng

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn
09:25 | 15/07/2025 Xu hướng

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”
19:00 | 14/07/2025 Xu hướng

Đề xuất bổ sung quy hoạch cảng cạn tại cửa khẩu Đồng Đăng
15:40 | 14/07/2025 Xu hướng

Ngành gỗ Việt đang định vị lại mình trên bản đồ xuất khẩu
15:38 | 14/07/2025 Xu hướng

Sức ép lớn đặt doanh nghiệp xuất khẩu sữa sang Trung Quốc vào thế khó
13:45 | 14/07/2025 Xu hướng

10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất trong tháng 6/2025
08:16 | 14/07/2025 Xu hướng

Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào
19:25 | 12/07/2025 Xu hướng

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần
19:22 | 12/07/2025 Xu hướng

Hà Tĩnh: Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 13 bến cảng
16:39 | 12/07/2025 Xu hướng

Văn hóa Việt mở đường cho chiến lược thương mại, xuất khẩu mới
16:37 | 12/07/2025 Xu hướng

Nuôi tôm công nghệ cao: hướng đi mới hiệu quả của ngành Thủy sản
09:20 | 11/07/2025 Xu hướng
Tin mới

Đột phá 6 HMO: Bước tiến dinh dưỡng của Vinamilk tại Diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất châu Á

HDBank ghi dấu ấn mạnh mẽ với ba giải thưởng lớn trong nước và quốc tế

Tháo gỡ vướng mắc về đăng ký thuế và quyết toán thuế TNDN cho Quỹ Đầu tư phát triển

Thu hồi kem chống nắng Vitamin C và Sun Cream do bị kết luận là hàng giả

Thanh niên Cục Hải quan “chuyển mình số” từ Excel đến Power BI

Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử
13:57 | 16/07/2025 Thương mại điện tử

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics