Xuất khẩu gạo tự tin “về đích” 3,3 tỷ USD
Lợi nhuận doanh nghiệp xuất khẩu gạo phân hóa | |
Gạo Việt Nam liên tục đón tin vui | |
Xuất khẩu gạo khởi sắc hơn trong nửa cuối năm |
Từ nay đến năm 2030, Việt Nam có thể chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp hay chuyển đổi sang các cây trồng khác khoảng 400.000 ha. Ảnh: N. Thanh |
Giá bấp bênh
Theo Bộ NN&PTNT, 8 tháng năm 2022, XK gạo đạt trên 2,3 tỷ USD, tăng 18,1% về lượng và tăng 8,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Dù tăng cả lượng và trị giá song đáng chú ý trong “bức tranh” XK gạo năm nay là giá gạo giảm sút so với năm 2021, có sự bấp bênh nhất định.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thống kê ngày 26/8, giá gạo XK 5% tấm, 25%, tấm của Việt Nam lần lượt ở mức 393 USD/tấn và 378 USD/tấn. Mức giá này đều thấp hơn các mức giá 418 USD/tấn, 397 USD/tấn của gạo Thái Lan cùng loại. Tuy vậy, giá gạo Việt Nam ghi nhận cao hơn giá gạo cùng loại của Ấn Độ, Pakistan.
Trong khi đó, lùi lại khoảng 1 tháng trước, ngày 26/7, giá gạo Việt Nam được nhìn nhận ổn định và ở mức cao nhất trong nhóm các nước XK gạo lớn nhất thế giới. Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giao dịch ở mức 413 USD/tấn, cao hơn gạo Thái Lan 13 USD/tấn, hơn gạo Ấn Độ 70 USD/tấn. Còn với gạo 25% tấm, gạo của Việt Nam ở mức 393 USD/tấn, cao hơn gạo Thái Lan 2 USD/tấn.
Đánh giá về giá gạo XK năm nay không được như kỳ vọng, ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân tích, thông thường khi lương thực bị mất mùa, hàng hóa thiếu hụt thì giá mới lên. Trong khi đó năm nay, các nước sản xuất gạo lớn đều được mùa, sản lượng tăng, tồn kho cao. Ngoài ra, khi các nước có nhu cầu lương thực cao, Việt Nam cũng đổ một lượng nguồn cung quá cao. Bằng chứng là sản lượng XK gạo của Việt Nam đã tăng gần 20% so với năm trước.
Từ góc độ DN XK cụ thể, ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng đánh giá, nhìn chung nhu cầu thị trường đang yếu, sức mua không cao. Từ đầu năm đến nay, gạo Việt Nam chủ yếu XK sang thị trường Philippines, XK sang thị trường Trung Quốc sụt giảm. Tuy nhiên, thị trường Philippines chủ yếu có nhu cầu NK loại gạo có mức giá trung bình. Những thị trường khác vẫn ổn định nhưng sản lượng nhập không cao. Do đó, khả năng thị trường lúa gạo sẽ tiếp tục trầm lắng đến hết vụ thu hoạch lúa Hè Thu.
Ông Đỗ Hà Nam cho biết thêm, XK gạo sang thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn nguyên nhân chính là do dịch Covid-19. Ngoài ra, năm nay Trung Quốc có nhu cầu cao về gạo ST nhưng Việt Nam lại không có đủ để đáp ứng. Gạo ST chủ yếu phục vụ thị trường trong nước. Với tình hình dịch Covid-19 ở Trung Quốc, dự báo nhu cầu NK sẽ giảm bởi nhu cầu gạo để chế biến sang các sản phẩm thấp đi.
Tại thị trường Philippines, ông Đỗ Hà Nam phân tích, từ đầu năm đến nay NK gạo của thị trường này tăng trưởng đột phá tới 20% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời nước này đã bắt đầu vào vụ mùa. Các yếu tố này khiến XK gạo sang Philippines từ nay đến cuối năm khó có tăng trưởng đột phá.
“Về đích” 3,3 tỷ USD
Về mục tiêu XK gạo cả năm, ông Nguyễn Như Cường, Cục Trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTN) cho biết: đến thời điểm hiện tại, ngành trồng trọt vẫn đảm bảo được kế hoạch sản xuất, với gieo trồng khoảng 7,24 triệu ha, sản lượng trên 43 triệu tấn thóc. “Nếu không có bất thường thời tiết, dịch bệnh, Việt Nam hoàn toàn có đủ sản lượng thóc để đảm bảo XK gạo từ 6,5 – 6,7 triệu tấn. Tuy nhiên, giá gạo XK thế nào còn phụ thuộc vào thị trường thế giới”, ông Nguyễn Như Cường nói.
Liên quan tới vấn đề XK gạo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến thông tin rõ hơn, giá gạo XK trung bình của Việt Nam hiện khoảng 479 USD/tấn, giảm khoảng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu không có những bất thường về thời tiết, dịch bệnh, Việt Nam đủ lượng 6,5 – 6,7 triệu tấn gạo để XK và dự kiến kim ngạch XK đạt khoảng 3,2 - 3,3 tỷ USD. “Thời gian tới, ngành lúa gạo cần nhiều giải pháp để nâng cao sản lượng, chất lượng, xây dựng thương hiệu”, lãnh đạo Bộ NN&PNT nhấn mạnh.
Liên quan đến việc giá lúa gạo lúc lên lúc xuống và quan điểm cần giảm diện tích lúa gạo, đặc biệt là tại khu vực ĐBSCL, ông Nguyễn Như Cường khẳng định, Việt Nam là đất nước nông nghiệp, do đó, tối thiểu trong trồng trọt là phải đảm bảo an ninh lương thực cho 100 triệu dân Việt Nam. Cần đảm bảo diện tích nhất định không chỉ trong thời gian trước mắt mà ở cả khoảng thời gian dài.
Tại thời điểm này, theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đang có khoảng 3,9 triệu ha đất trồng lúa. Theo Nghị quyết của Quốc hội cũng như các kết luận của Trung ương, sẽ giữ 3,5 triệu ha đất trồng lúa đến năm 2030. Do vậy, từ nay đến năm 2030 Việt Nam có thể chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp hay chuyển đổi sang các cây trồng khác khoảng 400.000 ha. Việc chuyển đổi này cần có quá trình. Đây là sự chuyển đổi linh hoạt, hiệu quả để ổn định được ngành nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực cũng như XK.
Về Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, ông Nguyễn Như Cường thông tin thêm, 1 triệu ha đất trồng lúa chất lượng cao này không chỉ đơn giản là giống lúa chất lượng cao mà trong Đề án cần đề xuất các chính sách nhằm thu hút các DN sản xuất kinh doanh, chế biến XK gạo đầu tư từ kho chứa, chế biến, logistics… nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, phải tận dụng các phế phụ phẩm để tạo ra sản phẩm công nghệ cao, chế biến sâu từ gạo; có các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người trồng lúa trong tổ chức, đầu tư sản xuất.
“Cục Trồng trọt đang xin ý kiến Bộ trưởng Bộ NN&PTNT trong Đề án này tập trung xây dựng một số chính sách để hỗ trợ DN XK lúa gạo tập trung cùng với nông dân phát triển đa dạng hóa ngành nghề nông nghiệp, nâng cao các sản phẩm nông nghiệp, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, chứ không hiểu đơn thuần là 1 triệu ha giống trồng lúa thơm, chất lượng cao”, ông Nguyễn Như Cường nhấn mạnh.
Tin liên quan
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu
16:49 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD
08:17 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics