Xem xét đưa hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng nghĩa
Nhiều điều kiện của thị trường tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu | |
Gỡ khó cho hoạt động xuất nhập khẩu tại 4 tỉnh trọng điểm phía Bắc |
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo, Cục Hải quan Quảng Bình. Ảnh: Quang Hùng |
Chính sách chưa đồng bộ
Tổng cục Hải quan cho biết, thực hiện ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP, đơn vị đã đánh giá tổng thể việc thực hiện quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP. Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, chỉ có Luật Thương mại năm 2005 cho phép doanh nghiệp trong nước gia công được thực hiện một số hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ như: bán, tiêu hủy, tặng biếu, xuất khẩu; Luật Hải quan năm 2001 và các văn bản luật khác đều không quy định về hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Tuy nhiên, tại các văn bản dưới luật thì hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ đã được quy định thực hiện từ năm 1998 đến nay, các văn bản về sau đều được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa, hoàn thiện để đảm bảo phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại, tạo thuận lợi cho giao thương hàng hoá.
Kể từ năm 2015, các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đã được quy định cụ thể hơn tại các Nghị định của Chính phủ (như: Nghị định số 08/2015/NĐ- CP, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Nghị định số 209/2013/NĐ-CP, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP); trong khi đó pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế. Do đó, nội hàm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có sự chưa thống nhất giữa hệ thống pháp luật về thương mại, ngoại thương với hệ thống pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Tham khảo kinh nghiệm quốc tế về xuất nhập khẩu tại chỗ, Tổng cục Hải quan cho biết, cơ quan Hải quan các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc không quy định về hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Công ước Kyoto, Istabul không có điều khoản quy định về hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cho biết, qua trao đổi tại phiên họp về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại ASEAN lần thứ 24 thì các nước thành viên ASEAN đều cho rằng bản chất đây không được gọi là hoạt động xuất nhập khẩu do không có sự di chuyển hàng hóa qua biên giới, lãnh thổ hải quan mà chỉ thuần túy là giao dịch nội địa với sự tham gia của thương nhân nước ngoài làm trung gian (thực hiện hoạt động phân phối, mua bán hàng hóa trong nội địa). Do vậy, giao dịch này thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuế nội địa nên không phải làm thủ tục hải quan.
Như vậy, trên thế giới chỉ tồn tại hình thức xuất nhập khẩu thông thường. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được vận chuyển qua cửa khẩu biên giới, lãnh thổ hải quan, không tồn tại hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ như Việt Nam.
Lập lại trật tự mới
Phân tích về từng trường hợp cụ thể tại khoản 1 Điều 35, Tổng cục Hải quan cho biết quy định tại điểm a và điểm b: Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan là hoạt động xuất nhập khẩu thông thường, phù hợp với các Luật hiện hành.
Tuy nhiên, tại điều c khoản 1 Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam, Tổng cục Hải quan cho biết, đây là hoạt động kinh doanh thương mại thuần túy trên cơ sở hai hợp đồng mua, bán riêng biệt. Doanh nghiệp Việt Nam A ký hợp đồng mua hàng của doanh nghiệp nước ngoài, không có hiện diện tại Việt Nam; doanh nghiệp nước ngoài mua hàng của một doanh nghiệp Việt Nam B và chỉ định giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam A; hàng hóa có thể là nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc là sản phẩm, hàng hóa khác để kinh doanh tiêu dùng hoặc thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng, thi công công trình.
Doanh nghiệp Việt Nam B sẽ nhận được tiền mua hàng từ doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam A sẽ phải thanh toán cho doanh nghiệp nước ngoài; hàng hóa không dịch chuyển qua lãnh thổ Việt Nam. Quy định này chưa phù hợp với pháp luật thương mại, pháp luật quản lý ngoại thương.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp về đối tượng chịu thuế thì: “Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam”. Do vậy, trường hợp doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam nếu có các hoạt động cung ứng dịch vụ, cung cấp và phân phối hàng hóa... thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà thầu.
Do đó, theo Tổng cục Hải quan, dù hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ đã tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, cho các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên, thực tế không phản ánh đúng bản chất của hàng hóa xuất nhập khẩu theo pháp luật về thương mại và quản lý ngoại thương là hàng hóa phải được đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam; gây khó khăn cho cơ quan Hải quan trong công tác quản lý và có thể xảy ra lợi dụng chính sách để gian lận.
Chính vì vậy, Tổng cục Hải quan cho biết, căn cứ các quy định hiện hành tại khoản 1 Điều 35 thì trường hợp quy định tại điểm a, b đã được quy định rõ tại văn bản luật; riêng quy định tại điểm c thì chưa được quy định tại luật mà chỉ được kế thừa từ các văn bản pháp luật trước đây dưới hình thức nghị định của Chính phủ.
Vậy nên, để công tác quản lý nhà nước về hải quan được thống nhất, căn cứ trên bản chất giao dịch của hàng hoá, Tổng cục Hải quan đang lấy ý kiến về đề xuất sửa đổi Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP theo hướng bãi bỏ toàn bộ Điều 35 tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Cụ thể là bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 35. Việc bỏ quy định này đồng nghĩa với việc phải rà soát, bãi bỏ đồng bộ các quy định liên quan đến xuất nhập tại chỗ đang được quy định tại các pháp luật khác liên quan. Đồng thời, Tổng cục Hải quan cũng đưa ra hướng đề xuất chính sách thay thế việc làm thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ khi chưa sửa Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương, để đảm bảo quản lý đúng bản chất, giao dịch hàng hóa được mua bán tại Việt Nam. Tuy nhiên theo Tổng cục Hải quan, sự thay đổi này cũng kéo theo cần thay đổi phương thức quản lý của cơ quan thuế, cơ quan ngân hàng trong thanh toán quốc tế, cũng như hoạt động của cả doanh nghiệp.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bảo đảm nguồn lực tài chính hỗ trợ công cụ thu ngân sách
07:49 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK